Bình Định: Vọng tiếng 'Tuồng làng'

Trong xã hội hiện đại, tuồng không chuyên ở Bình Định vẫn có chỗ đứng, khi nhiều nơi còn duy trì nghề tổ, thu hút được sự tham gia biểu diễn của giới trẻ và đông đảo người xem. Việc tổ chức các hội thị, hội diễn về nghệ thuật tuồng là dịp để các nghệ nhân có dịp học hỏi và đổi kinh nghiệm, gắn kết đồng nghiệp, gắn kết thôn, xã, huyện, tỉnh cùng tạo ra động lực nuôi dưỡng phong trào tuồng truyền thống.

Gắn bó với nghề 40 năm, nghệ nhân ưu tú Trần Thị Quý có thời gian rảnh lúc nào là sẽ tận tình chỉ dạy cho các thành viên trong gia đình và học sinh về cách hát của nhân vật mà mình sẽ hóa thân, qua đó, truyền lửa, tạo động lực cho thệ hệ trẻ tiếp tục theo đuổi đam mê hát tuồng

Vừa qua, tỉnh Bình Định tổ chức Liên hoan sân khấu tuồng không chuyên 2024, quy tụ 9 đoàn nghệ thuật hát bội trên địa bàn tỉnh tham gia. Đây là dịp để các đơn vị nghệ thuật đánh giá chất lượng sân khấu tuồng hiện nay, từ đó có những giải pháp xây dựng các tác phẩm có nội dung phong phú, giàu tính sáng tạo nghệ thuật trong thời gian tới. Đồng thời, tìm ra các tài năng trẻ để bồi dưỡng, hướng đến con đường chuyên nghiệp.

Tuồng không chuyên là nền tảng cơ sở cho sự phát triển của tuồng chuyên nghiệp, nơi giữ gìn nguyên bản nhất các giá trị của nghệ thuật tuồng truyền thống. Trải qua nhiều thăng trầm, tiếng "Tuồng làng" đã trở thành một phần tâm thức của những người con đất võ trong các đêm hội làng, những dịp cúng lễ hay các lễ hội ở vùng “đất Võ trời Văn”.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Bảo Lâm

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/binh-dinh-vong-tieng-tuong-lang-231938.htm