Bình Thuận: nhiều giải pháp phát triển kinh tế ổn định xã hội

Ngày 23/7/2024, tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng cuối năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn biến tích cực và tiếp tục có mức tăng trưởng. Ước chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 12,99% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao góp phần lớn cho mức tăng trưởng toàn ngành công nghiệp.

Ông Nguyễn Minh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận điều hành cuộc họp báo.

Ông Nguyễn Minh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận điều hành cuộc họp báo.

Đẩy mạnh hoạt động du lịch

Tại cuộc họp báo, đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, tình hình du lịch diễn ra khá sôi động, nhất là dịp lễ, tết và mùa du lịch hè khi đón khoảng 4.585 ngàn lượt khách, tăng 5,01% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động du lịch là 11.832,2 tỷ đồng, tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước.

Du khách đến tỉnh Bình Thuận tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024.

Du khách đến tỉnh Bình Thuận tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024.

Nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn đã đi vào hoạt động như công viên nước Wonderland Water Park, công viên khủng long Dino Park, Safari Café, Wonder Hill, Mango Beach…

Trong 6 tháng cuối năm, ngành du lịch sẽ tập trung tổ chức các hoạt động như: Tuần lễ vàng du lịch Bình Thuận gắn với các hoạt động kỷ niệm 29 năm Ngày Du lịch Bình Thuận; Hội diễn Tiếng hát miền Đông lần thứ XXI năm 2024; Hội diễn Nghệ thuật không chuyên tỉnh Bình Thuận lần thứ VIII năm 2024; Lễ hội Katê 2024; các sự kiện thể thao quốc tế, quốc gia, cấp tỉnh…

Tiến độ triển khai dự án hồ Ka Pét ra sao?

Trước câu hỏi về tiến độ triển khai dự án hồ Ka Pét đến nay như thế nào, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận (Ban Quản lý dự án) cho biết: ngày 26/3/2024, UBND tỉnh đã báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 85/BC - UBND và ngày 10/5/2024 Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Báo cáo số 224/BC - CP.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận trao đổi về diễn biến thực hiện dự án hồ Ka Pét.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận trao đổi về diễn biến thực hiện dự án hồ Ka Pét.

Theo đó, việc bảo đảm hoàn thành dự án đúng thời hạn theo Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội là rất khó khăn. Hiện nay, Ban Quản lý dự án đang tập trung phối hợp với sở, ngành và địa phương để hoàn thiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại Thông báo số 223/TB - UBND ngày 11/7/2024. Dự kiến thời gian hoàn thành trình thẩm định lại đánh giá tác động môi trường chậm nhất đến ngày 20/7/2024.

Về công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, ngày 15/5/2024, Ban Quản lý dự án trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu kỹ thuật tại Tờ trình số 52/TTr - BQLDA và Tờ trình số 53/TTr - BQLDA.

Khai thác mỏ vật liệu xây dựng có vướng quy hoạch?

Tại họp báo, PV Báo Kinh tế và Đô thị nêu câu hỏi: đầu tháng 6/2024, Tỉnh ủy Bình Thuận ra văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khoáng sản, đến nay sau gần 2 tháng đạt được kết quả như thế nào?

Trả lời câu hỏi này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết: từ đầu năm 2026 đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 857 vụ vi phạm khai thác khoáng sản, như vậy tình hình vi phạm đã được kéo giảm. Các điểm vi phạm cụ thể đã và đang được các cơ quan chức năng phối hợp xử lý.

Về thông tin cho rằng, việc đưa các mỏ vật liệu xây dựng thông thường (đất bồi nền, cát xây dựng, đất sét, mỏ đá…) trên địa bàn tỉnh ra đấu thầu hàng năm để đưa vào khai thác đang vướng khâu quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho bi, theo báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-203ết0, tầm nhìn đến năm 2050 kèm theo Tờ trình số 4760/TTr - UBND ngày 04/12/2023 của UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có danh mục các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát xây dựng, đá xây dựng, mỏ sét gạch ngói và mỏ vật liệu san lấp, bao gồm quy hoạch chuyển tiếp và bổ sung mới).

Các đại biểu tham dự cuộc họp báo.

Các đại biểu tham dự cuộc họp báo.

Ngày 27/12/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1701/QĐ - TTg. Trong đó đã phê duyệt 343 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (103 mỏ cát xây dựng, 65 mỏ đá xây dựng, 32 mỏ sét gạch ngói và 143 mỏ vật liệu san lấp).

Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị có liên quan, dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2024. Sau khi hoàn chỉnh nội dung hệ thống bản đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh gửi hồ sơ quy hoạch tỉnh cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật hồ sơ quy hoạch tỉnh lên cổng thông tin quy hoạch quốc gia theo quy định.

Thanh Huy

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/binh-thuan-nhieu-giai-phap-phat-trien-kinh-te-on-dinh-xa-hoi.html