Bird & Bird LLP: Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 2)

Hệ thống mạng lưới năng lượng sẽ là trọng tâm chính của EU trong năm 2024, điều này phản ánh tầm quan trọng của việc gia cố và tăng cường mạng lưới điện, chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.

3/ Hydrogen

Hydrogen xanh là gì và tại sao nó quan trọng? Hydrogen xanh được sản xuất bằng cách sử dụng điện tái tạo được phân tách phân tử nước thành hydrogen và oxygen, do vậy, hydrogen xanh hứa hẹn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu, góp phần đáp ứng các mục tiêu hành động về biến đổi khí hậu.

Thị trường sản xuất hydrogen mở rộng hơn được định giá ở mức 159 tỷ USD (2023) và ước tính đạt 258 tỷ USD (2028). Mặc dù hiện nay mới chỉ có 1% sản lượng hydrogen toàn cầu sử dụng năng lượng tái tạo song hydrogen xanh dự kiến sẽ trở thành nền tảng của quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra với các trường hợp sử dụng của nó được mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đây là một lĩnh vực phát triển thú vị trong ngành năng lượng và hơn thế nữa, và là điều mà ngày càng có nhiều công ty tập trung chú ý đến những cơ hội mà nó đem lại. Trong các phân tích tiếp theo, Bird & Bird khai phá một số vấn đề chính và cập nhật chính sách dự kiến sẽ định hình lộ trình phát triển nền kinh tế hydrogen xanh trong năm tới và đây là có ý nghĩa đối với thế giới.

1. Các mối đe dọa khoáng sản quan trọng và REPowerEU là một đề xuất của Ủy ban Châu Âu nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga trước năm 2030: Khả năng sử dụng hydrogen trong việc lưu trữ năng lượng tái tạo ngày càng thu hút được sự chú ý. Trước tình hình này, EU kỳ vọng khai thác tiềm năng sẵn có theo quy định về lưu trữ khí đốt mới của mình. Chương trình REPowerEU đã đặt mục tiêu nhập khẩu 10 triệu tấn hydro xanh vào năm 2030 mà EU đã lên kế hoạch đáp ứng với số lượng tương đương hydrogen xanh được sản xuất trong khối. Nếu thành công thì chương trình chẳng hạn như REPowerEU dự kiến sẽ cắt giảm đáng kể năng lượng hydrogen được tạo ra bằng nhiên liệu hóa thạch mà hiện đang được tạo ra đa số áp đảo như thế.

Tuy vậy, theo GlobalData, việc mở rộng quy mô sản xuất năng lượng hydrogen sẽ cần một nguồn cung cấp bạch kim (platinum) thuộc nhóm kim loại đáng tin cậy mà chủ yếu là paladium và than chì. CHLB Nga hiện thống trị nguồn cung cấp paladium toàn cầu và do cuộc chiến ở Ukraine, các nhà sản xuất năng lượng hiện đang phải đối mặt với một mức độ rủi ro cao về các khoản dự phòng loại kim loại này trong tương lai. Mặc dù không có hạn chế hay chế tài quan trọng nào được đưa ra cho đến nay song đây sẽ là mối quan tâm chính đối với triển vọng dài hạn đối với sản xuất hydrogen, đặc biệt khi hydrogen dự báo sẽ phát triển mạnh trong những năm tới.

Đối với than chì (graphite) thì Trung Quốc hiện đang chiếm ưu thế và có tiềm năng độc quyền thị trường cũng như khả năng tăng giá đáp ứng nguồn cung bởi các tế bào nhiên liệu hydrogen. Dù sao, thị trường hydrogen xanh sẽ vẫn cần phải vượt qua những thách thức tiềm ẩn này nếu muốn đây sẽ trở thành một lựa chọn năng lượng bền vững.

2. Đánh giá hydrogen toàn cầu của IEA: Dự báo hydrogen toàn cầu năm 2023 của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra đánh giá kết quả việc thực hiện Sáng kiến cấp bộ về năng lượng hydrogen sạch. Năm 2024, trọng tâm là nhu cầu đối với hydrogen có lượng phát thải CO₂ thấp. Hiện nay, nhu cầu hydrogen chủ yếu là được đáp ứng bởi việc sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu về biến đổi khí hậu, nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng khi phải tập trung vào phương pháp sản xuất “xanh” và ứng dụng phát thải CO₂ thấp.

Phân tích của IEA cũng kết luận mặc dù sản xuất hydrogen có phát thải CO₂ thấp thì có thể mở rộng theo cấp số nhân vào năm 2030 song việc đầu tư và triển khai hydro xanh hiện đang bị cản trở bởi các quá trình tốn kém liên quan. Tỷ lệ lạm phát cao đã dẫn đến chi phí thiết bị và vật liệu cao hơn, điều này cũng đã khiến các dự án hiện tại gặp nhiều rủi ro, đe dọa đến khả năng lợi nhuận của ngân hàng cũng như làm giảm sự hỗ trợ sẵn có để triển khai hydrogen xanh. Kết quả là, khoảng cách giữa hydrogen xanh và năng lượng khác từ nhiên liệu hóa thạch vẫn còn ở mức đáng kể.

Hiện có sự đầu tư mới vào công nghệ đổi mới sáng tạo mới sẽ tạo ra môi trường sản xuất hydrogen xanh với giá cả phải chăng hơn, chẳng hạn như sự dẫn đầu của Trung Quốc về phát triển máy điện phân dành riêng cho sản xuất hydrogen. Tuy nhiên, hiện nay, khả năng sản xuất toàn cầu về hydrogen với phát thải CO₂ thấp vẫn chưa đạt được độ tin cậy về mặt thương mại.

3/ Cập nhật chiến lược hydrogen của Chính phủ Vương quốc Anh: Tháng 8/2023, Bộ DESNZ đã xuất bản Cập nhật chiến lược hydrogen đối với thị trường. Bản báo cáo nêu bật những cột mốc quan trọng đạt được gần đây như cam kết của Vương quốc Anh đối với hydrogen sạch, cụ thể là: (1) Là một trong năm đồng lãnh đạo của Phái đoàn đổi mới sáng tạo về hydrogen sạch. (2) Đạt được tiến bộ thông qua nghiên cứu và nhóm làm việc sản xuất sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ của sứ mệnh Kế hoạch hành động giai đoạn 2022 đến 2024.

Trong nước, SGN (đơn vị quản lý mạng lưới khí đốt khắp miền Nam của Vương quốc Anh và Scotland) cũng đã thực hiện các bước đi trong việc sử dụng hydrogen trong việc sưởi ấm trong mùa đông cũng như đã bắt đầu xây dựng một hệ thống sản xuất hydrogen mới ở Scotland với phiên bản thử nghiệm sẽ được bắt đầu trong năm 2024. Điều này sẽ liên quan đến việc cung cấp hydrogen xanh cho khoảng 300 hộ gia đình thông qua hệ thống đường ống mới được lắp đặt dọc theo mạng lưới đường ống khí đốt tự nhiên hiện có. Thông qua những dự án thử nghiệm trên và việc tiếp tục tập trung vào việc thực hiện chiến lược hydrogen xanh của Vương quốc Anh, mục đích là nhằm hướng tới khuyến nghị về hydrogen sạch từ đánh giá của Net Zero về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính GHG xuống gần bằng 0 nhất có thể, nhằm tạo ra lộ trình phân phối bền vững cho khả năng sản xuất hydrogen xanh của Vương quốc Anh.

Ngoài ra, còn có những phát triển thú vị khác ở Vương quốc Anh, bao gồm: Vòng phân bổ tài trợ dự án hydrogen đầu tiên (hydrogen allocation round-HAR1) cung cấp hơn 2 tỷ bảng Anh (2,53 tỷ USD) trợ cấp cho nhiều dự án hydrogen xanh ở Vương quốc Anh, xứ Wales và Scotland, theo đó, khoản tài trợ ban đầu đã được triển khai vào tháng 7/2022. Ngày 14/12/2023, Chính phủ Vương quốc Anh đã công bố 11 dự án đã thành công trong việc vượt qua vòng phân bổ tài trợ đầu tiên này với tổng công suất năng lượng là 125 MW. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc sản xuất hydrogen xanh trong nước nhằm đưa Vương quốc Anh trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về hydrogen. Cùng ngày trên, Chính phủ Vương quốc Anh cũng đã liên tiếp công bố các vòng phân bổ tài trợ dự án hydrogen sẽ diễn ra hàng năm đến năm 2029 cũng như việc đưa ra một số cập nhật chính sách mới trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng hydrogen. Như vậy, với một hồ sơ theo dõi mạnh mẽ hiện có và một lộ trình hoạt động vững chắc trong tương lai, đây chính là thời điểm thú vị đối với dự án hydrogen xanh ở Vương quốc Anh.

Các cột mốc quan trọng về hydrogen của EU

Ngoài việc bổ sung những phát triển chung trên, EU còn có là trung tâm hoạt động khi đề cập đến hydrogen xanh. Với trọng tâm chiến lược vào việc tăng cường bối cảnh pháp lý liên quan đến hydrogen cũng như ủng hộ sự đổi mới sáng tạo, EU đã vạch ra con đường hướng tới một tương lai sử dụng năng lượng hydrogen. Đây là một số diễn biến quan trọng gần đây ở EU sẽ là chìa khóa cho triển vọng hydrogen xanh:

1.Tăng cường khung pháp lý hydrogen: Để củng cố khung pháp lý về hydrogen ở EU, hai đạo luật được ủy quyền lập pháp đã được thông qua (20/6/2023) theo Chỉ thị về năng lượng tái tạo ban hành năm 2018, theo đó, đã phác thảo các quy định chi tiết về định nghĩa của EU về hydrogen tái tạo nhằm đảm bảo việc sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo và phải đạt được mức tiết kiệm 70% lượng khí thải CO₂. Ngoài ra, EU đã đạt được một cột mốc quan trọng khác (28/11/2023) bằng cách đạt được thỏa thuận chính trị tạm thời về Chỉ thị của EU thiết lập các quy tắc chung cho hoạt động thị trường nội bộ khối về khí tự nhiên và tái tạo cũng như hydrogen. Những cột mốc quan trọng này đã đặt nền tảng cho một cơ chế quản lý môi trường ổn định liên quan đến hydrogen ở EU và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào sản xuất hydrogen và những tiến bộ công nghệ đổi mới sáng tạo liên quan.

2. Đầu tư vào đổi mới sáng tạo liên quan đến hydrogen: Nền tảng cam kết của EU đối với sự phát triển của hydrogen là sự hỗ trợ được cung cấp thông qua các dự án quan trọng của lợi ích chung Châu Âu (important projects of common European interest-IPCEI) về hydrogen. IPCEI là các dự án mà EU ủy quyền đặc biệt cho các quốc gia thành viên đầu tư vượt quá giới hạn do quy định của Châu Âu đặt ra về trợ cấp của nhà nước. Thông qua các dự án “IPCEI Hy2Tech” và “IPCEI Hy2Use” đã được phê duyệt liên tiếp (7/2022 và 9/2022), EU đã tuyên bố một cách rõ ràng các cam kết của mình đối với chuỗi giá trị hydrogen và cơ sở hạ tầng liên quan đến hydrogen.

Thêm nữa, ngày 28/11/2023, EC đã công bố bản danh sách thứ sáu các dự án được lựa chọn trước vì lợi ích chung (projects of common interest-PCI). PCI là những dự án được lựa chọn do tác động của chúng trong việc hỗ trợ EU đạt được thành công trong chính sách năng lượng và các mục tiêu về biến đổi khí hậu. Tầm quan trọng chiến lược của các dự án PCI có nghĩa là các dự án được hưởng lợi từ việc lập kế hoạch và cấp giấy phép một cách nhanh chóng, cải thiện các điều kiện pháp lý và giảm thiểu chi phí hành chính cũng như khả năng đáp ứng đủ các điều kiện tiếp nhận tài trợ của EU.

Lần đầu tiên, danh sách năm 2023 bao gồm dự án hydrogen và điện phân chiếm 65 dự án được lựa chọn (gần 40%), điều này cho thấy khoản đầu tư lớn này chứng tỏ EU đã nhận thấy hydrogen như một phần quan trọng trong kế hoạch chiến lược về năng lượng tái tạo những năm tới đây.

3. EU triển khai các cuộc đấu giá đầu tiên sản xuất hydrogen tái tạo: EC đã khởi động vòng đấu giá đầu tiên để sản xuất hydrogen tái tạo với tổng ngân sách trị giá €800 triệu dành cho các nhà sản xuất hydrogen nhằm kích thích nhu cầu về hydrogen ở EU. Xin nhắc lại, đấu giá là một cơ chế tài chính mới của Ngân hàng hydrogen Châu Âu nhằm đẩy mạnh sản xuất hydrogen tái tạo (như được định nghĩa trong Chỉ thị về năng lượng tái tạo và các đạo luật được ủy quyền liên quan) tại EU. Đến năm 2030, mục tiêu đặt ra là để sản xuất 10 triệu tấn hydrogen tái tạo hàng năm.

Theo quy định đấu giá thí điểm, các nhà sản xuất hydrogen tái tạo có thể nộp hồ sơ dự thầu để được EU xem xét hỗ trợ cho phép sản xuất một khối lượng nhất định. Giá bỏ thầu phải dựa trên mức phí đề xuất cho mỗi kilogram hydrogen tái tạo được sản xuất với mức giá trần là €4,50 mỗi kilogram. Các nhà sản xuất trúng thầu thành công sẽ nhận được sự hỗ trợ dưới hình thức một khoản tiền ưu đãi (premium) cố định cho mỗi kilogram hydrogen được sản xuất với thời hạn lên tới mười năm và sản xuất hydrogen cần bắt đầu trong vòng 5 năm kể từ ngày ký kết các văn bản thỏa thuận tài trợ. Về mặt thực tế, khoản tiền ưu đãi này được tài trợ nhằm mục đích cắt giảm khoảng cách chi phí giữa sản xuất hydrogen tái tạo và không tái tạo trong một thị trường mà sản xuất sau này vẫn rẻ hơn rất nhiều. Điều này sẽ khuyến khích người tiêu dùng mua hydrogen tái tạo, đồng thời sẽ làm tăng khả năng tài chính của dự án, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận các nguồn tài chính khác. Tóm lại, điều đó thiết lập dự án ngay từ bây giờ (ball rolling) theo một vòng luẩn quẩn (virtuous circle) với giảm mức đầu tư, tăng tiêu dùng và doanh thu, từ đó thu hút đầu tư tiếp tới.

Các nhà sản xuất hydrogen có thời hạn đến ngày 8/2/2024 để nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá trên. Ứng cử viên sẽ được thông báo về kết quả đánh giá hồ sở dự thầu sớm nhất là vào tháng 4/2024 và sẽ ký các văn bản thỏa thuận tài trợ trong vòng chín tháng kể từ khi kết thúc cuộc đấu giá. EC đã lên kế hoạch khởi động vòng đấu giá thứ hai vào mùa xuân năm 2024 với tổng giá trị hỗ trợ là 3 tỷ euro cho sản xuất hydrogen tái tạo.

4/ Mạng lưới năng lượng và hệ thống mạng lưới điện

Trọng tâm của EU trong năm 2024: Hệ thống mạng lưới năng lượng sẽ là trọng tâm chính của EU trong năm 2024, điều này phản ánh tầm quan trọng của việc gia cố và tăng cường mạng lưới điện, chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng. Tại điểm này, Bird & Bird nghiên cứu mở rộng ba bước phát triển chính, trong đó có hai điểm tập trung đặc biệt là trên các hệ thống mạng lưới điện và toàn bộ lĩnh vực năng lượng, tất cả đều bị áp đặt các nghĩa vụ bổ sung đáng kể đối với người vận hành và người sử dụng cơ sở hạ tầng hệ thống mạng lưới điện.

Nắm bắt năng lượng tái tạo và năng lượng xuyên biên giới sự hợp tác: Ngày 28/11/2023, EC đã công bố lần đầu tiên danh sách 166 dự án năng lượng xuyên biên giới cùng quan tâm/hỗ trợ lẫn nhau (PCI và MCI) thuộc Quy định sửa đổi, bổ sung về Mạng xuyên Châu Âu (TEN-E). Danh sách các dự án này đã phản ánh quyết định chấm dứt hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch mà thay vào đó ưu tiên các dự án có thể tích hợp và vận chuyển hiệu quả lượng lớn điện tái tạo mới trên khắp Châu Âu. Bản danh sách trên bao gồm 85 dự án điện, bao gồm cả ngoài khơi và các sáng kiến về mạng lưới điện thông minh với nhiều sáng kiến dự kiến khác sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2027 đến năm 2030. Ngoài ra, bản danh sách này còn bao gồm các dự án liên quan đến mạng lưới CO₂, bao gồm thu hồi và lưu trữ carbon cũng như các dự án hydrogen và điện phân.

Theo thẩm quyền, EP và ECsẽ có thời hạn hai tháng để chấp nhận hoặc từ chối toàn bộ danh sách mà không có tùy chọn thay đổi khác. Không giống như các danh sách trước đó chỉ bao gồm PCI (projects of common interest: liên kết các hệ thống năng lượng của các nước EU và có thể hưởng lợi từ các thủ tục cấp phép và tài trợ được đẩy nhanh) giữa các quốc gia thành viên, bản danh sách lần này giới thiệu PMI (projects of common/mutual interest) là một danh mục mới về các dự án liên quan đến cả các nước bên ngoài EU khi họ hỗ trợ năng lượng và mục tiêu về biến đổi khí hậu của EU.

Kế hoạch hành động về hệ thống mạng lưới điện của EU (chi tiết bên dưới), được ban hành cùng ngày nhằm mục đích giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn tài trợ cho PCI và PMI gọi là “Hành động 1”, điều này đòi hỏi EC, các quốc gia thành viên và các nhà vận hành hệ thống truyền tải điện (transmission system operators-TSO) tăng cường hỗ trợ cho việc chuẩn bị, thực hiện và cấp vốn cho các dự án PCI và PMI một cách nhanh hơn.

Tìm hiểu Kế hoạch hành động của EU về hệ thống mạng lưới điện: Để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong một số lĩnh vực liên quan đến chính sách và pháp luật của EU (như Thỏa thuận xanh của EU, Kế hoạch REPowerEU, TYNDP v.v.), EC đã công bố Kế hoạch hành động để phát triển và hiện đại hóa mạng lưới điện, bao gồm 14 hành động chính, trong đó có các hoạt động xuyên biên giới, cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối điện với tổng mức đầu tư trị giá 584 tỷ euro. Mục tiêu tổng quát là để thích ứng với sự gia tăng năng lượng tái tạo cũng như dự báo về nhu cầu điện khí hóa gia tăng (dự báo sẽ tăng khoảng khoảng 60% từ nay đến năm 2030).

Kế hoạch hành động chủ yếu là nhằm thiết lập các mục tiêu, tiến trình và các hành động cần được thực hiện bởi nhiều đơn vị khác nhau, chẳng hạn như:

- Cải thiện quy hoạch mạng lưới điện dài hạn để có tỷ trọng cao hơn của năng lượng tái tạo và tăng cường điện khí hóa: Kế hoạch hành động yêu cầu Mạng lưới các nhà vận hành hệ thống truyền tải châu Âu (European network of transmission system operators for electricity ENTSO-E) tăng cường lập kế hoạch từ trên xuống bằng cách tích hợp việc xác định nhu cầu hệ thống năng lượng ngoài khơi và trên bờ, đồng thời xem xét thêm về hydrogen (“Hành động 2”) cũng như yêu cầu các các thực thể là nhà điều hành hệ thống phân phối điện (distribution system operators-DSO) của EU khai phá nghiên cứu các trường hợp và thực tiễn tốt nhất, sau đó công bố các khuyến nghị để cải thiện kế hoạch mạng lưới phân phối (“Hành động 3”);

- Khuyến khích sử dụng mạng lưới điện tốt hơn: Kế hoạch hành động cũng kêu gọi Cơ quan hợp tác quản lý năng lượng (ACER) hỗ trợ các Cơ quan quản lý quốc gia (NRA) thông qua đề xuất các phương pháp tốt nhất trong báo cáo mức thuế quan tiếp theo. Đây là điều cần thiết nhằm đảm bảo thuế khóa mạng lưới điện gửi đúng chỉ dấu thị trường, thiết lập các ưu đãi dài hạn và hỗ trợ chuyển dịch nhu cầu lúc cao điểm và khuyến khích việc triển khai công nghệ đổi mới sáng tạo làm gia tăng hiệu quả và khả năng hoạt động của hệ thống mạng lưới điện (“Hành động 8”);

- Cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tài chính: Kế hoạch hành động cũng còn yêu cầu EC xác định các mô hình tài chính phù hợp và tăng cường đối thoại để giải quyết những trở ngại đối với nguồn tài chính tư nhân (“Hành động 9”); và

- Tăng cường chuỗi cung ứng mạng lưới điện: Nhằm mục đích phát triển các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn của EU cho chuỗi giá trị mạng lưới điện, Kế hoạch hành động còn kêu gọi ENTSO-E và các thực thể DSO của EU hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ đổi mới sáng tạo để phát triển các thông số kỹ thuật công nghệ chung (“Hành động 13”).

REMIT II tác động đến quy định thị trường năng lượng EU ra sao?

Ngày 16/11/2023, sau các cuộc đàm phán mở rộng, Ủy ban, Hội đồng và Nghị viện EU đã đạt được sự đồng thuận liên quan đến những thay đổi cuối cùng đối với Quy định của EU về thị trường bán buôn năng lượng toàn vẹn và minh bạch (wholesale energy market integrity and transparenc-REMIT). Bản sửa đổi, bổ sung này còn được gọi là REMIT II, được thiết kế để cải thiện sự bảo vệ của EU chống lại sự thao túng thị trường năng lượng. Bên cạnh đó, nó còn sửa đổi một số định nghĩa nhất định (ví dụ: định nghĩa về “thao túng' thị trường” và “thông tin nội bộ”) để đảm bảo chúng phù hợp với định nghĩa neu tại Quy định lạm dụng thị trường quản lý tài chính. Theo đó, REMIT II giới thiệu các biện pháp mới quan trọng, như:

- Nghĩa vụ mới đối với người tham gia thị trường từ các nước thứ ba: REMIT II sẽ yêu cầu người tham gia thị trường từ các nước thứ ba chỉ định một đại diện tại một quốc gia thành viên nơi họ đang ở hoạt động trong thị trường năng lượng bán buôn. Người đại diện này sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng người tham gia thị trường phải tuân thủ với các quyết định và hợp tác với NRA và ACER;

- Quy định mới về giao dịch mang tính thuật toán: REMIT II còn quy định thị trường người tham gia giao dịch thuật toán phải thông báo cho NRA và ACER tại quốc gia của mình, đồng thời triển khai hệ thống hiệu quả và kiểm soát rủi ro đúng địa điểm. Những biện pháp kiểm soát này được thực hiện nhằm đảm bảo khả năng phục hồi, đủ năng lực hành vi, ngưỡng và giới hạn giao dịch thích hợp để ngăn ngừa sai sót và sự lạm dụng, điều này mã hóa như một yêu cầu pháp lý, những gì đã được được coi là phương pháp thực hành tốt nhất trong các quy tắc giao dịch của một số thị trường; và

- Quyền hạn điều tra mới của ACER: Đây có lẽ là quyền hạn mạnh nhất và là yếu tố gây tranh cãi nhiều nhất của REMIT II. Quy định sửa đổi, bổ sung sẽ trao cho ACER quyền điều tra mới rộng rãi trong các trường hợp có tác động xuyên biên giới ảnh hưởng đến ít nhất đến hai quốc gia thành viên. Những quyền hạn mới này cũng sẽ cho phép ACER thực hiện kiểm tra tại chỗ, gửi báo cáo thông tin (request for information-RFI), tiếp nhận báo cáo và áp dụng các biện pháp định kỳ thanh toán tiền phạt cho việc không tuân thủ các quy định điều tra này. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên sẽ giữ quyền áp dụng mức phạt đối với các hành vi xâm phạm hoặc vi phạm REMIT và khi đó, NRA vẫn có quyền phản đối việc tiến hành điều tra trên.

5/ Lưu trữ năng lượng và xe điện

Thị trường lưu trữ năng lượng đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới và người ta dự đoán dung lượng lưu trữ được cài đặt toàn cầu sẽ đạt hơn 270 GW vào năm 2026, với mức mở rộng tăng 56% năm năm tới.

Những nguồn quỹ mới đáng kể cho lưu trữ năng lượng: EC ra mắt Quỹ Đổi mới sáng tạo kêu gọi dự án 2023, một trong những nguồn tài trợ lớn nhất thế giới dành cho các chương trình triển khai chương trình Net-Zero và đổi mới công nghệ sáng tạo. Chương trình này dự kiến sẽ đầu tư 40 tỷ euro từ năm 2020 đến 2030 cho tương lai trung hòa khí hậu của EU, bao gồm các dự án lưu trữ năng lượng như pin và các giải pháp lưu trữ khác cho trạm dừng sạc và sử dụng phương tiện di động cũng như lưu trữ trong ngày và trong thời gian dài. Các hạng mục sản xuất công nghệ sạch trong khuôn khổ kêu gọi dự án đã tiếp nhận khoản ngân sách tăng thêm 1,4 triệu euro.

Bird & Bird cũng kỳ vọng sẽ thấy một số lượng đáng kể các ứng dụng cho việc tài trợ cho lĩnh vực lưu trữ năng lượng trong những tháng tới đây. Các dự án có thể được gửi thông qua tài trợ và đấu thầu của cổng thông tin EU cho đến ngày 9/4/2024 và những người đăng ký thành công sẽ ký kết thỏa thuận trợ cấp ngay trong Q1/2025.

Nhu cầu lưu trữ năng lượng tiếp tục tăng trưởng công suất mạnh mẽ do tăng nguồn cung cấp năng lượng tái tạo: Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống điện của EU dự kiến sẽ đạt mức 69% vào năm 2030, theo EC. Hệ thống năng lượng trong tương lai sẽ cần linh hoạt, sự ổn định và độ tin cậy cao hơn để đạt được sự trung hòa về khí hậu vào năm 2050 trong sự kết hợp với Thỏa thuận xanh Châu Âu. Lưu trữ năng lượng là điều cần thiết để phát huy hết tiềm năng của các thế hệ năng lượng tái tạo khác nhau.

Tăng cường chú ý giải quyết những vấn đề cấp bách nhất: “Khuyến nghị về lưu trữ năng lượng” của EC đã góp phần củng cố an ning năng lượng và loại bỏ carbon của hệ thống năng lượng của EU với mục đích đẩy nhanh việc triển khai lưu trữ năng lượng, đồng thời cung cấp các khuyến nghị để giải quyết các vấn đề cấp bách chẳng hạn như thuế khóa; cấp phép; tài chính và minh bạch dữ liệu; ngăn chặn việc đánh thuế hai lần và tạo điều kiện cho phép mua sắm; xác định nhu cầu linh hoạt; xác định những thiếu hụt tài chính và doanh thu giảm thiểu rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích lũy doanh thu; cung cấp dữ liệu chi tiết và minh bạch; hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Đây được cho là những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho việc triển khai lưu trữ năng lượng của EC cho đến nay.

Những thách thức và cơ hội mới do tiêu chuẩn an toàn và bền vững chặt chẽ hơn dành cho xe điện và pin: Quy định mới về pin của EU (số 2023/1542) sẽ được áp dụng từ ngày 18/2/2024 sẽ áp đặt chặt chẽ hơn tiêu chuẩn bền vững và an toàn trên tất cả các loại pin đưa vào thị trường EU, bao gồm các yêu cầu về đánh giá sự phù hợp, hộ chiếu pin điện tử, mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất và tiến độ thu hồi vật liệu.

Việc thực hiện quy định mới sẽ là một thách thức đối với nhiều người trong ngành công nghiệp ô-tô vì họ sẽ được yêu cầu báo cáo dữ liệu mang tính nhạy cảm. Việc thực hiện các hộ chiếu pin sẽ đem lại song cũng tạo ra những cơ hội mới cho tính bền vững và tính tuần hoàn.

Luật mới trên của EU cũng sẽ thúc đẩy dịch vụ sạc điện và cải thiện tăng doanh thu của xe điện: Sự phát triển của cơ sở hạ tầng sạc điện một cách phức tạp hơn nhằm hỗ trợ sự thay đổi hình dạng của ngành công nghiệp ô-tô là rất quan trọng khi doanh số bán xe điện EV ở EU và Vương quốc Anh tiếp tục tăng lên mỗi năm.

Những quy định mới ở Vương quốc Anh và EU tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm trạm sạc điện, độ tin cậy, tính minh bạch về giá cả và bảo mật dữ liệu. Quy định của Vương quốc Anh về xe điện 2021 (Điểm sạc thông minh) tập trung vào cơ sở hạ tầng sạc xe điện thông minh và đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền riêng tư và an ninh mạng của người dùng. Dự thảo Quy định về điểm sạc điểm công cộng năm 2023 của Vương quốc Anh đưa ra nhằm mục đích giảm thiểu sự lo lắng về phạm vi và yêu cầu người vận hành điểm sạc xe điện phải chứng minh độ tin cậy trung bình đạt 99%.

Việc thông qua các quy định mới về EV sẽ tiếp tục tiến triển do nhu cầu trải nghiệm lái xe EV ngày càng phát triển và mục tiêu bán hàng thương mại của chính phủ trong nước. Gần đây, Chính phủ Vương quốc Anh đã công bố Quy định về phương tiện khí phát thải CO₂ bằng 0 (hoặc “Quyết định ZEV”) nhằm đặt ra yêu cầu đối với các nhà sản xuất ô-tô phải tăng doanh số bán xe khí phát thải CO₂ dần dần đạt mốc bằng 0, tức đạt 100% vào năm 2035.

Tăng áp lực đối với mạng lưới điện dẫn đến giải pháp đổi mới sáng tạo, đầu tư và hợp tác đáng kể: Việc sử dụng xe điện EV ngày càng gia tăng gây áp lực lên mạng lưới điện, đòi hỏi các giải pháp sáng tạo, đầu tư và hợp tác. Người tiêu dùng và nhà khai thác cơ sở hạ tầng sạc điện sẽ cần phải tương tác với ngành điện theo những cách làm mới. Theo đó, sạc điện thông minh sẽ giúp tối ưu hóa độ ổn định của mạng lưới điện bằng cách kiểm soát phụ tải sạc EV. Hiện các ứng dụng quản lý sạc điện cho phép người dùng tùy chỉnh việc xử lý sạc và truy cập thông tin. Các nhà sản xuất thì được hưởng lợi từ phát hiện và giải quyết vấn đề từ xa, đồng thời ưu tiên tuân thủ bảo vệ dữ liệu.

Phần mềm quản lý sạc điện nâng cao cho phép đạt hiệu suất cao hơn trong tương tác giữa pin EV, mạng lưới điện và người tiêu dùng, đồng thời giúp giảm hóa đơn năng lượng và đem lại tiềm năng phần thưởng cung cấp điện cho mạng lưới điện. Áp lực cải thiện mạng lưới điện sẽ dẫn đến những tác động đáng kể cơ hội đầu tư, hợp tác và mua bán M&A.

Tuấn Hùng

Twobirds.com

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/bird-bird-llp-trien-vong-nang-luong-nam-2024-ky-2-705619.html