Bộ Công Thương: Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch số 1954/BCT-KHTC triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8%.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiếm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo, Bộ Công Thương yêu cầu Thủ trưởng các Đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
Về hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, quy định pháp luật
Vụ Pháp chế
Theo Kế hoạch, Bộ trưởng giao Vụ Pháp chế rà soát, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bô sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính cần điều chỉnh do tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn mới.
Khẩn trương hoàn thiện các tài liệu, báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9; các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan của Quốc hội trong việc chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, nghị quyết; nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan trong phạm vì chức năng, nhiệm vụ của Bộ...
Cục Điện lực
Bộ trưởng giao Cục Điện lực tập trung hoàn thiện, ban hành theo thẩm quyền và trình cấp thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Điện lực và các cơ chế, chính sách liên quan đến năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi; liên quan đến sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, giá điện và giá dịch vụ về điện, cơ chế bảo đảm tiêu thụ khí khai thác trong nước, nguyên tắc chuyển ngang giá nhiên liệu sang giá điện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2025, không để chậm trễ hơn.
Khẩn trương hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Về thúc đẩy sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm
Cục Công nghiệp
Theo Kế hoạch, Cục Công nghiệp tập trung triển khai hiệu quả Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện quy hoạch thuộc lĩnh vực khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tập trung xây dựng đề án phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp đường sắt, phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ, hiện đại, gắn với các ngành công nghiệp khác; nghiên cứu xây dựng danh mục công trình công nghiệp đường sắt ưu đãi, mức ưu đãi hỗ trợ.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn của các dự án công nghiệp lớn, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản... để sớm đưa vào vận hành, gia tăng năng lực sản xuất, tạo chủ động nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu phục vụ phát triển bền vững. Tăng cường tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu...
Cục Điện lực
Cục Điện lực có nhiệm vụ tập trung triển khai hiệu quả Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tập trung thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo tại Nghị quyết Số 233/NQ-CP ngày 10/12/2024...
Vụ Dầu khí và Than
Vụ Dầu khí và Than tập trung triển khai hiệu quả Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để bàn giao, sớm đưa vào vận hành, khai thác thương mại các công trình, dự án lĩnh vực than, dầu khí đã và đang triển khai, những dự án chậm tiến độ nhằm giải phóng nguồn lực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tránh thất thoát, lãng phí.
Cục Xuất nhập khẩu
Cục Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; tập trung nghiên cứu, thực hiện hình thành mô hình "Cảng miễn thuế" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số; Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hệ thống logistics thông minh, kết hợp kho bãi hiện đại, trí tuệ nhân tạo, công nghệ dữ liệu lớn để tối ưu vận chuyển, giảm chi phí phân phối.

Về đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia
Cục Điện lực:
Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng điện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025. Đầy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách ngành điện, kịp thời bổ sung nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải hằng năm. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia, tuyệt đối không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong mọi tình huống.
Chủ động công tác dự báo, phân tích, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng điện, cập nhật kịch bản điều hành giá cho từng mặt hàng theo từng quý, gửi Bộ Tài chính tổng hợp.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường mặt hàng xăng dầu để có biện pháp điều hành phù hợp; dự báo, phân tích giá cả các mặt hàng.
Chủ động theo dỡi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường mặt hàng xăng đầu để có biện pháp điều hành phù hợp; dự báo, phân tích giá cả các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý theo từng quý, gửi Bộ Tài chính tông hợp, xây dựng và cập nhật kịch bản lạm phát, phân đâu kiêm soát chỉ sô giá tiêu dùng bình quân năm 2025 ở mức khoảng dưới 4,5%.
Bảo đảm an ninh năng lượng, không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài
Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Cộng điện số 21/C Đ -TTg ngày 04 tháng 3 năm 2025 vệ điêu hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030; tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về thu mua, xuất nhập khẩu lúa gạo; đây mạnh xúc tiến thương mại, chú trọng các thị trường, bạn hàng truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường; cung cấp, cập nhật thông tin để doanh nghiệp lựa chọn thời điểm đẩy mạnh xuất khẩu bảo đảm hiệu quả; làm tốt công tác tuyên truyền để người Việt ưu tiên dùng gạo Việt...

Về phát triển bền vững thị trường trong nước, phát triển thương mại điện tủ, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tăng số gắn với tăng cường giám sát, xử lý vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử; Phát triên các mô hình tiêu dùng kết hợp trài nghiệm như trung tâm thương mại số, kết hợp thương mại - văn hóa - du lịch... thương mại
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Cục Xúc tiến thương mại
Đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại thị trường trong nước; Tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; bảo vệ và thực hiện nghiêm bảo vệ sở hữu trí tuệ, không vi phạm bản quyền; Thúc đẩy kết nối giữa nhà sản xuất trong nước và các kênh phân phối hiện đại để mở rộng tiêu thụ sản phẩm nội địa trên cả nước; Đổi mới, tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong việc triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Về đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu
Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia:
Tiếp tục khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại; khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; nhanh chóng kết thúc đàm phán FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan... trước tháng 6/2025 để tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng; thúc đẩy ký các FTA mới với các thị trường tiềm năng (Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Á, Ấn Độ, Brazil...). Tiếp tục vận động, thúc đẩy các nước sớm dỡ bỏ các hạn chế, kiểm soát về xuất khẩu công nghệ cao; công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn mới của thị trường xuất khẩu; cập nhật, đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam để cảnh báo sớm các doanh nghiệp về những mặt hàng có khả năng bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh; hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ kiện chống bán phá giá...

Về thúc đẩy khoa học công nghệ, phát triển bền vững
Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Rà soát, nghiên cứu các chính sách xanh tại Thỏa thuận xanh Châu Âu để kịp thời phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh, bền vững, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định xanh của Liên minh Châu Âu...

Về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công và các Chương trình mục tiêu quốc gia
Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp:
Đề xuất điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 sau khi hoàn thành công tác bàn giao lực lượng quản lý thị trường về các địa phương. Tiếp tục rà soát cập nhật nhu cầu kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026-2030 sau khi có ý kiến thẩm định và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công.
Xem chi tiết bản Kế hoạch tại đây.