Bộ giải mã não giúp chuyển suy nghĩ thành văn bản, âm thanh

Nghiên cứu nhằm giải mã những tín hiệu não để tạo thành văn bản, hỗ trợ những người khó giao tiếp do đột quỵ hoặc bệnh thần kinh vận động.

Tạp chí khoa học National Geographic đã công bố các đột phá hấp dẫn nhất năm 2023. Gây ấn tượng nhất là bộ giải mã não giúp chuyển suy nghĩ của con người thành văn bản, âm thanh.

Tạp chí khoa học National Geographic đã công bố các đột phá hấp dẫn nhất năm 2023. Gây ấn tượng nhất là bộ giải mã não giúp chuyển suy nghĩ của con người thành văn bản, âm thanh.

Đây là công trình của các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ), bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo là ứng dụng ChatGPT để chuyển các hoạt động não của một người thành văn bản.

Đây là công trình của các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ), bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo là ứng dụng ChatGPT để chuyển các hoạt động não của một người thành văn bản.

Người ta ước tính rằng bộ não con người chứa khoảng 86 tỷ tế bào thần kinh. Sự hư hỏng của bất kỳ khu vực tế bào thần kinh nào sẽ gây nên tác động đến cơ thể, ví dụ, bạn không thể cử động lưỡi hay miệng.

Người ta ước tính rằng bộ não con người chứa khoảng 86 tỷ tế bào thần kinh. Sự hư hỏng của bất kỳ khu vực tế bào thần kinh nào sẽ gây nên tác động đến cơ thể, ví dụ, bạn không thể cử động lưỡi hay miệng.

Nghiên cứu này cho phép các bệnh nhân mắc Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) có thể biểu đạt ý muốn nói bằng văn bản.

Nghiên cứu này cho phép các bệnh nhân mắc Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) có thể biểu đạt ý muốn nói bằng văn bản.

Bộ giải mã ngữ nghĩa này dựa vào chức năng quét MRI để ghi lại hoạt động của não nhằm phản ứng với những thứ như podcast hoặc hình ảnh.

Bộ giải mã ngữ nghĩa này dựa vào chức năng quét MRI để ghi lại hoạt động của não nhằm phản ứng với những thứ như podcast hoặc hình ảnh.

Các cảm biến sẽ ghi lại các tế bào thần kinh trong não đang có ý định tạo ra một âm thanh nhất định, ngay cả khi hơn 100 cơ ở môi, lưỡi, hàm và thanh quản thực sự không thể tạo ra âm thanh đó.

Các cảm biến sẽ ghi lại các tế bào thần kinh trong não đang có ý định tạo ra một âm thanh nhất định, ngay cả khi hơn 100 cơ ở môi, lưỡi, hàm và thanh quản thực sự không thể tạo ra âm thanh đó.

Hệ thống giải mã não sẽ tạo ra một từ điển về các mẫu hoạt động của não dựa trên cách một người phản ứng với những từ hoặc hình ảnh nhất định. Sau đó, hệ thống sử dụng từ điển đó để tham chiếu chéo hoạt động của não với những thứ khác mà người đó đang nghĩ tới.

Hệ thống giải mã não sẽ tạo ra một từ điển về các mẫu hoạt động của não dựa trên cách một người phản ứng với những từ hoặc hình ảnh nhất định. Sau đó, hệ thống sử dụng từ điển đó để tham chiếu chéo hoạt động của não với những thứ khác mà người đó đang nghĩ tới.

Với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, đoạn mã hóa đó sẽ được viết thành câu, cho phép bệnh nhân xem được ý định mà mình muốn đề cập.

Với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, đoạn mã hóa đó sẽ được viết thành câu, cho phép bệnh nhân xem được ý định mà mình muốn đề cập.

Thiết bị có tỷ lệ thành công 40% trong việc giải mã tế bào thần kinh thành âm thanh. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể tìm ra điều ai đó đang cố gắng nói chỉ bằng bộ não của họ với độ chính xác là 40%.

Thiết bị có tỷ lệ thành công 40% trong việc giải mã tế bào thần kinh thành âm thanh. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể tìm ra điều ai đó đang cố gắng nói chỉ bằng bộ não của họ với độ chính xác là 40%.

Các hệ thống giải mã ngôn ngữ trước đây yêu cầu cấy ghép phẫu thuật. Nhưng công nghệ này là một bước đột phá cho phép lần đầu tiên suy nghĩ của một người được đọc một cách không xâm lấn.

Các hệ thống giải mã ngôn ngữ trước đây yêu cầu cấy ghép phẫu thuật. Nhưng công nghệ này là một bước đột phá cho phép lần đầu tiên suy nghĩ của một người được đọc một cách không xâm lấn.

Tiến sĩ Alexander Huth, nhà khoa học thần kinh, người đứng đầu nghiên cứu tại Đại học Texas (áo trắng) cho biết: “Chúng tôi khá sốc khi thấy nó hoạt động tốt như vậy. Tôi đã nghiên cứu vấn đề này suốt 15 năm… nên thật sốc và thú vị khi cuối cùng nó cũng thành công.”

Tiến sĩ Alexander Huth, nhà khoa học thần kinh, người đứng đầu nghiên cứu tại Đại học Texas (áo trắng) cho biết: “Chúng tôi khá sốc khi thấy nó hoạt động tốt như vậy. Tôi đã nghiên cứu vấn đề này suốt 15 năm… nên thật sốc và thú vị khi cuối cùng nó cũng thành công.”

Kim Chi

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/bo-giai-ma-nao-giup-chuyen-suy-nghi-thanh-van-ban-am-thanh-post664550.html