Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chất lượng dòng vốn FDI được cải thiện

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng 13% trong tháng 6 vừa qua, chất lượng các dự án đầu tư cũng có sự cải thiện đáng kể.

(KTSG Online) – Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng 13% trong tháng 6 vừa qua, chất lượng các dự án đầu tư cũng có sự cải thiện đáng kể.

Thu hút FDI đang là điểm sáng trong bức tranh tổng thể của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. . Ảnh: LÊ VŨ.

Thu hút FDI đang là điểm sáng trong bức tranh tổng thể của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. . Ảnh: LÊ VŨ.

TTXVN dẫn thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã thu hút gần 15,2 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, vốn thực hiện ước đạt 10,8 tỉ đô la, tăng 8,% so với cùng kỳ.

Tính lũy kế đến ngày 20-6, cả nước có 40.544 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 485 tỉ đô la. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 308 tỉ đô la, bằng 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Theo đánh giá từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chất lượng các dự án đầu tư có sự cải thiện đáng kể. Trong đó, có nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, những dự án sản xuất các sản phẩm có nhiều giá trị gia tăng cũng được mở rộng.

Vốn FDI tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài nhờ cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM, Đồng Nai.…

Dữ liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho thấy, dòng vốn FDI đến Việt Nam chủ yếu vẫn từ nước trong khu vực châu Á như như Singapore, Nhật Bản, Hongkong, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Bên cạnh những thuận lợi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra những điểm mà Việt Nam phải khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể, cần có những chính sách để chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử bán dẫn nhằm khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ tại một số địa phương tập trung nhiều dự án công nghiệp điện tử.

Cùng với đó, các cơ quan ban ngành cần rà soát các thủ tục để đơn giản hóa hơn và rút ngắn thời gian xử lý, trong đó, chú ý đến những thủ tục sau cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như giấy phép xây dựng, giấy phép phòng cháy, chữa cháy…

Chính Phong

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/bo-ke-hoach-va-dau-tu-chat-luong-dong-von-fdi-duoc-cai-thien/