Bộ, ngành Tư pháp xác định 16 nội dung cần tập trung truyền thông năm 2021

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp năm 2021, với 16 nội dung trọng tâm cần tập trung truyền thông.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp năm 2021, với 16 nội dung trọng tâm cần tập trung truyền thông.

Theo đó, Bộ, ngành Tư pháp xác định tập trung truyền thông việc quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, các Kết luận mới đây của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp.

Đồng thời, tuyên truyền về việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Chỉ thị số 43/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ thực hiện; hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đồng thời, tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khai thác sử dụng Bộ pháp điển; việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; công tác theo dõi thi hành pháp luật nhất là các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, lĩnh vực được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Bên cạnh đó, truyền thông về kết quả đạt được khi thực hiện việc thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Hòa giải ở cơ sở; công tác phổ biến các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, trình tự, thủ tục, kỹ năng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ; các văn bản pháp luật mới được ban hành, liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, xuất phát từ nhu cầu của người dân; việc phổ biến pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp.

Thực hiện các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; việc tổ chức triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế sau khi được ban hành; kết quả thực hiện các chỉ tiêu Thi hành án dân sự được Quốc hội giao năm 2021.

Đồng thời, định hướng xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi); công tác triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kết quả triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn, Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 – 2025…

Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; kết quả thực hiện việc đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với cải cách tư pháp …

Kế hoạch cũng xác định 6 giải pháp thực hiện và phân công, chỉ rõ trách nhiệm của từng đơn vị. Trong đó, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, có trách nhiệm tổ chức truyền thông trong phạm vi, lĩnh vực do đơn vị quản lý.

H.L

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/bo-nganh-tu-phap-xac-dinh-16-noi-dung-can-tap-trung-truyen-thong-nam-2021-233000.html