Nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em

Đảng và Nhà nước ta luôn nỗ lực bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người dân, nhất là với đối tượng thanh thiếu niên. Trước tình trạng thời gian gần đây các vụ xâm hại trẻ em đang gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, nhu cầu được trợ giúp pháp lý của trẻ em càng trở nên quan trọng và cần thiết. Từ đây đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng này, góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của trẻ em.

Thêm quyền cho người khuyết tật

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có 58% là nữ, 28,3% là trẻ em và gần 29% là người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng. Từ khi thành lập đến nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành cho người khuyết tật sự quan tâm, chăm lo sâu sắc.

Qua buổi tuyên truyền, người khuyết tật hiểu hơn về quyền lợi của mình

Chị Vũ Thị Thu Hằng, ở xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên cho biết, thông qua buổi tuyên truyền, chị hiểu hiểu biết thêm về kiến thức pháp luật. Đồng thời, giúp chị biết pháp luật có nhiều quyền lợi cho mình cũng như mình được hưởng quyền lợi gì, pháp luật bảo vệ mình như thế nào.

Đề xuất giảm hình phạt tù đối với người chưa thành niên

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, được Quốc hội sẽ cho ý kiến trong kỳ họp lần thứ 7. Đại biểu đề xuất giảm mức hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội so với quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.

Kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

Sau hơn 6 năm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL - có hiệu lực từ 1/1/2018), hoạt động TGPL đã kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật. Qua đó, quyền công dân, quyền con người được bảo đảm, đặc biệt là quyền tiếp cận công lý, công bằng trong xét xử, tranh tụng.

Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Qua những vụ việc được trợ giúp kịp thời, người khuyết tật và người thân của họ cũng như cộng đồng và xã hội hiểu biết hơn, tin tưởng hơn vào chính sách, các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam dành cho người khuyết tật.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người khuyết tật tại Hà Nội

Sáng 17/5, Hội bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi TP Hà Nội, Sở Tư pháp TP Hà Nội, Phòng LĐTB&XH quận Cầu Giấy tổ chức tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 cho đội ngũ làm công tác trợ giúp người khuyết tật và đối tượng người khuyết tật trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Tuyên truyền pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật

Thực hiện Kế hoạch số 325/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND TP Hà Nội về phổ biến, giáo dục pháp luật hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội. Hội Bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi TP Hà Nội, Sở Tư pháp TP Hà Nội, Phòng LĐ-TB&XH một số quận, huyện đã và đang thực hiện chuỗi hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 cho đội ngũ làm công tác trợ giúp người khuyết tật và đối tượng người khuyết tật trên địa bàn TP.

Cần thiết xây dựng và ban hành Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng sẽ trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 tới đây và thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Đoàn ĐBQH tỉnh: Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 14.5, Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị góp ý đối với dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Bà Hoàng Thị Thanh Thúy- Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người khuyết tật

Thực hiện Kế hoạch số 325/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND TP Hà Nội về phổ biến, giáo dục pháp luật hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn TP, sáng 14/5, Hội bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi TP Hà Nội, Sở Tư pháp TP Hà Nội, Phòng LĐTB&XH quận Tây Hồ tổ chức tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 cho đội ngũ làm công tác trợ giúp người khuyết tật và đối tượng người khuyết tật trên địa bàn quận Tây Hồ và quận Ba Đình.

Ở đâu có người khuyết tật, ở đó có trợ giúp viên pháp lý

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo cho người khuyết tật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, phát huy vai trò của họ trong xã hội. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, tạo việc làm, sinh kế thì trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật cũng được chú trọng.

Đoàn ĐBQH tỉnh: Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Ngày 9.5, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Thanh Thúy - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.

Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp

Hoạt động bổ trợ tư pháp thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND TP Hà Nội. Năm 2024, Sở Tư pháp TP đã triển khai kịp thời, hiệu quả để tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực này.

Trên 87% người được trợ giúp pháp lý là đồng bào dân tộc thiểu số

Hết quý I/2024, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh và các chi nhánh đã tiếp nhận và trợ giúp pháp lý cho 390 vụ/390 người.

Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng

Ngày 26/4, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng TGPL trong hoạt động tố tụng năm 2024.

Tập huấn về cơ chế phối hợp thông tin trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự tại Yên Mô

Sáng 23/4, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh phối hợp với Công an huyện Yên Mô tổ chức tập huấn về cơ chế phối hợp thông tin trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự cho người tiến hành tố tụng và công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Trợ giúp pháp lý góp phần tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người dân, trong đó có người dân tộc thiểu số. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thường phải chịu thiệt thòi hơn so với các đối tượng khác; do đó, pháp luật cần có những quy định cụ thể cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý nhằm góp phần bảo đảm quyền lợi và điều kiện phát triển của họ.

Hà Tĩnh trợ giúp pháp lý hơn 1.000 vụ việc cho người dân

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người được trợ giúp.

Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 là căn cứ pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong cả nước.

Phổ biến pháp luật cho người dân ở Liên Phương

Ngày 16-4, tại Nhà văn hóa xóm Liên Phương, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Phòng Tư pháp huyện tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về thừa kế, hôn nhân và gia đình; tư vấn pháp luật và truyền thông về trợ giúp pháp lý cho nhân dân trong xóm.

Việc cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý được pháp luật quy định như thế nào?

Bạn đọc Hoàng Văn Tuấn ở xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết việc cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý được pháp luật quy định như thế nào?

Thiếu cơ chế đặc thù riêng biệt bảo vệ người chưa thành niên trong các giai đoạn tố tụng

Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến 5 dự án luật. Với dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, cơ quan soạn thảo cho rằng tham gia vào quy trình tố tụng tư pháp hình sự phức tạp, hầu hết người chưa thành niên cảm thấy lo sợ, dễ bị tổn thương, bị tác động tiêu cực; vì vậy, cần có cơ chế pháp lý đặc thù thông qua một đạo luật chuyên biệt.

Không giảm mức hình phạt tù với người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên là một luật mới mà Quốc hội đang lấy ý kiến xây dựng chỉnh lý nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi người có độ tuổi từ 14-18 tuổi cho phù hợp với các công ước Quốc tế về trẻ em. Tuy nhiên đối với những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng của người chưa thành niên thì Dự thảo Luật vẫn giữ nguyên chế tài xử lý như trong Bộ Luật Hình sự.

Ủy ban Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 13, sáng 9.4, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga chủ trì phiên họp.

Hỏi-đáp pháp luật: Như thế nào được coi là tình thế cấp thiết?

* Bạn đọc Y Hoa ở xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, như thế nào được coi là tình thế cấp thiết?

ỦY BAN TƯ PHÁP HỌP PHIÊN TOÀN THỂ LẦN THỨ 13: THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Sáng 09/4, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 13 để thẩm tra Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân xã An Chấn

Chiều 20/3, tại UBND xã An Chấn (huyện Tuy An), Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh triển khai dịch vụ hỗ trợ thông tin, thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2024 cho trên 100 người dân địa phương này.

Việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em ở Việt Nam

Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam nêu rõ: trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Bài viết nêu một số quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam trong việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em, phân tích những kết quả đạt được trong triển khai Luật Trẻ em về quyền được trợ giúp pháp lý, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động trợ giúp pháp lý đối với trẻ em trong thời gian tới.

Tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, lực lượng cốt cán xã Đắk Búk So

Ngày 19/3, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức (Đắk Nông)

GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI (SỬA ĐỔI)

Chiều 19/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)'. TS.Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.

Xét xử theo thủ tục rút gọn, ít nhất trước 7 ngày phải chuyển Quyết định đưa vụ án ra xét xử

Ông Vũ Quang Dũng, Phó Chánh án TAND huyện Gia Lâm cho biết, trong những năm qua, công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng luôn được coi trọng. Bởi lẽ, công tác trợ giúp pháp lý nhằm góp phần tôn vinh tính ưu việt của chế độ XHCN là tinh thần nhân đạo, bảo vệ các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân mua bán người

Theo Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào Kỳ họp thứ Bảy tới. Việc sửa đổi luật là cần thiết nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người, nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người. Cùng với đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý trong thực hiện việc hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân.

Quy định về tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

Bạn đọc Lữ Thành Long ở phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, quy định về tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý?

Trợ giúp pháp lý góp phần nâng cao chất lượng điều tra viên và công tác điều tra

Sự tham gia sớm của trợ giúp viên pháp lý trong quá trình điều tra các vụ án hình sự giúp người bị buộc tội, người bị kiến nghị khởi tố yên tâm hơn, hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. Qua đó, góp phần giúp các điều tra viên điều tra vụ án được khách quan, nhanh chóng và cũng góp phần nâng cao chất lượng điều tra viên cũng như các mặt công tác điều tra của Cơ quan điều tra Công an TP Hồ Chí Minh…

Trình tự yêu cầu trợ giúp pháp lý

Ngày 16/2/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 172/QĐ-BTP công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc quản lý của Bộ Tư pháp.

Chỉ tiêu thực hiện vụ việc tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý năm 2024

Vừa qua, Bộ Tư pháp đã ban hành chỉ tiêu thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) năm 2024. Chỉ tiêu này nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2027 nhằm đẩy mạnh hoạt động tham gia tố tụng, đưa chất lượng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý ngày càng được nâng cao.