Bộ Tài chính: Cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh

Bộ Tài chính vừa lên kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính năm 2024. Theo đó, Bộ Tài chính đặt mục tiêu đảm bảo đến năm 2025 cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến

Theo Bộ Tài chính, thời gian tới tiếp tục rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, loại bỏ các quy định không cần thiết, không còn phù hợp; đảm bảo đến năm 2025 cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31/5/2020 theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ.

Nhiều thủ tục thuế thực hiện trên môi trường điện tử. Ảnh: Tư liệu minh họa.

Nhiều thủ tục thuế thực hiện trên môi trường điện tử. Ảnh: Tư liệu minh họa.

Bộ Tài chính phấn đấu 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính được xác thực điện tử, ngoại trừ các dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị Tổng cục thuộc Bộ hoàn thành tích hợp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) thuộc phạm vi quản lý của đơn vị lên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính. Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận Bộ Tài chính có tốc độ cải cách hành chính nhanh, khối lượng dcải cách lớn

Theo ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận Bộ Tài chính là đơn vị có tốc độ cải cách hành chính nhanh, khối lượng dịch vụ được cải cách lớn.

Điều này đã góp phần giảm chi phí, TTHC cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Bộ Tài chính và đặc biệt là cơ quan thuế đã chủ động nắm bắt, theo dõi chặt chẽ tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp, người nộp thuế, từ đó có chính sách hỗ trợ kịp thời.

Theo kế hoạch hành động, Bộ Tài chính đặt mục tiêu 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình; 100% DVCTT mức toàn trình đủ điều kiện kết nối được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính; 100% DVCTT mức toàn trình đủ điều kiện kết nối, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được xử lý hoàn toàn trực tuyến; các hệ thống thông tin của Bộ Tài chính có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia không phải cung cấp lại.

Bộ Tài chính cũng đặt mục tiêu tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 1865/QĐ-BTC của Bộ Tài chính phê duyệt Đề án Đổi mới việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa Bộ Tài chính và Quyết định số 1866/QĐ-BTC thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết TTHC của Bộ Tài chính nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Tiếp tục tổ chức triển khai, vận hành hoạt động Bộ phận Một cửa của Bộ Tài chính và Bộ phận Một cửa tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính đảm bảo ổn định. Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC đảm bảo 100% đúng hạn cho cá nhân, tổ chức; năng cao mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính ngành Tài chính.

Đồng thời, Bộ Tài chính đặt mục tiêu tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC của Bộ Tài chính. 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng DVCTT và tuyên truyền, hướng dẫn người thân sử dụng DVCTT, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp.

Cải cách vì doanh nghiệp

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Bộ Tài chính sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp DVCTT của Bộ trên cả 12 phương diện: Tăng tỷ lệ cung cấp DVCTT và tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến thực tế phát sinh. Qua đó, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Bộ.

Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo kịp thời, chất lượng, hiệu quả và đúng thời hạn theo Kế hoạch được ban hành.

Hải quan thông minh hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian.

Hải quan thông minh hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian.

Giao chỉ tiêu về cung cấp, sử dụng DVCTT năm 2024, trong 7 lĩnh vực (thuế, hải quan, chứng khoán, kho bạc, bảo hiểm, kế toán kiểm toán, tin học thống kê), Bộ Tài chính yêu cầu tỷ lệ TTHC đủ điều kiện được cung cấp DVCTT toàn trình phải đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến (từ 80% đến 100%, tùy lĩnh vực); tỷ lệ hồ sơ phát sinh trực tuyến (tối thiểu) từ 50% đến 90%, tùy lĩnh vực.

Cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận Bộ Tài chính là đơn vị có tốc độ cải cách hành chính nhanh, khối lượng dịch vụ được cải cách lớn, góp phần giảm chi phí, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, ngành Thuế và ngành Hải quan đã đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tinh thần, nỗ lực luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, cơ quan thuế, hải quan đã lấy mức độ hài lòng của doanh nghiệp làm thước đo đánh giá năng lực, hiệu lực hiệu quả của cơ quan mình.

Theo ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận Bộ Tài chính là đơn vị có tốc độ cải cách hành chính nhanh, khối lượng dịch vụ được cải cách lớn.

Điều này đã góp phần giảm chi phí, TTHC cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Bộ Tài chính và đặc biệt là cơ quan thuế đã chủ động nắm bắt, theo dõi chặt chẽ tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp, người nộp thuế, từ đó có chính sách hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, cơ quan thuế đã tập trung hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế, đặc biệt đưa ra các giải pháp linh hoạt, thông minh, cũng như tham mưu đến cơ quan có thẩm quyền để ban hành các chính sách thuế đúng và trúng, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn./.

Năm thứ 10 liên tiếp trong "top" 3 dẫn đầu về PAR Index

Về chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), theo kết quả tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 17/4/2024, Bộ Tài chính tiếp tục xếp vị trí thứ 3/17 bộ, cơ quan ngang bộ với 89,18%.

Đây là năm thứ 10 liên tiếp (từ 2014 - 2023), Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu về PAR Index.

Minh Anh

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/bo-tai-chinh-cat-giam-it-nhat-20-chi-phi-tuan-thu-lien-quan-den-hoat-dong-kinh-doanh-154792.html