Bộ Tài chính đề nghị tìm nguồn nhập khẩu trang

Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo tìm nguồn để nhập khẩu khẩu trang; đồng thời, khuyến khích các tổ chức quốc tế, kiều bào hỗ trợ, cung cấp các trang thiết bị phòng, chống dịch.

Người dân Hà Nội vất vả tìm mua khẩu trang y tế phòng dịch Corona. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Người dân Hà Nội vất vả tìm mua khẩu trang y tế phòng dịch Corona. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Chính phủ về đánh giá tác động của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của gây ra.

Theo bộ này, gây nên tác động không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), thu ngân sách nhà nước. Thực tế, tổng trị giá tháng 1 chỉ đạt 36,62 tỉ USD, giảm 18,4% so với tháng trước, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ Tài chính, việc điều hành giá góp phần kiểm soát lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 4% năm nay là nhiệm vụ rất khó khăn nếu không chỉ đạo điều hành ngay từ quý I. Trong đó chủ yếu tập trung vào việc điều hành giá các mặt hàng xăng dầu, thịt lợn và phải tính đến yếu tố thị trường là giá gas, mặt hàng ăn uống ngoài gia đình sau Tết.

Bộ này tính toán, nếu giá thịt lợn giảm 10% ngay trong tháng 2 sẽ giúp CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ 2019 chỉ tăng 5,67% và CPI bình quân cả năm ở mức 4,59%; nếu giá thịt lợn giảm thêm 8 – 10% trong tháng 3 sẽ giúp CPI bình quân cả năm ở mức 4,22%.

Do đó, Bộ Tài chính cho rằng, cần làm tốt các biện pháp điều hành cung - cầu giúp giá thịt lợn hơi về mức 60.000 – 65.000 đồng/kg và các tháng tiếp theo giá bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000 – 50.000 đồng/kg hơi (mức bình thường trước khi có dịch), tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.

Bộ Tài chính đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp kiểm soát mặt bằng giá tại địa phương.

Trường hợp cần thiết nên đưa các mặt hàng chống dịch vào diện kê khai giá và kiểm soát yếu tố hình thành giá theo quy định của Luật Giá để bình ổn giá cả thị trường.

Đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh cho người, bao gồm cả các loại thuốc phục vụ cho phòng chống dịch cần tổ chức triển khai ngay việc đấu thầu thuốc, tập trung đàm phán giá để bảo đảm có đủ nguồn cung trong và sau thông qua đó điều tiết mức giảm giá bán phù hợp.

Đối với nhóm mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, cơ quan quản lý giá sẽ giám sát chặt chẽ, ngăn chặn việc lợi dụng tăng giá bất hợp lý.

Với giá điện, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam tổ chức sản xuất và cung ứng đầy đủ, kịp thời điện cho sản xuất, không để thiếu điện, trước mắt chưa tính đến phương án điều chỉnh giá mặt hàng này.

Cũng theo Bộ Tài chính, một số máy móc, thiết bị, dịch truyền, vật tư y tế trong nước chưa sản xuất được thì thuế nhập khẩu 0%. Còn một số vật tư y tế, nguyên liệu sản xuất khẩu trang, vải không dệt, găng tay trong nước đã sản xuất được thì thuế nhập khẩu 5% - 30%.

Để phục vụ công tác chống dịch bệnh, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định miễn thuế nhập khẩu đối với nước rửa tay sát trùng.

Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn tiếp theo, dự báo Việt Nam vẫn cần trang bị các vật dụng thiết bị cần thiết dùng cho chống lây nhiễm dịch, bệnh, trong đó có khẩu trang. Do vậy Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo tìm nguồn để nhập khẩu khẩu trang đáp ứng nhu cầu ở trong nước.

Mặt khác, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Ngoại giao khuyến khích các tổ chức quốc tế, kiều bào hỗ trợ, cung cấp các trang thiết bị phòng, chống dịch.

Tuấn Nguyễn

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/kinh-te/bo-tai-chinh-de-nghi-tim-nguon-nhap-khau-trang-1518054.tpo