Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân CPI quý II giảm 1,87% so với quý I

Nhằm tránh lạm phát cao, Bộ đã phối hợp các bộ, ngành và địa phương kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, nhất là các mặt hàng vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch Covid-19,... kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm.

Covid-19 khiến thị trường xuất khẩu gặp khó khăn

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh hết sức khó khăn, ngành Tài chính đã quyết tâm, nỗ lực phấn đấu, tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - NSNN đã đề ra.

Đặc biệt, đối với thu nội địa, thu từ 3 khu vực kinh tế đều đạt thấp. Cụ thể, thu từ khu vực DNNN đạt 37,1% dự toán, giảm 21,5%; thu từ khu vực doanh nghiệp FDI đạt 41,9% dự toán, giảm 6,3%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 37,1% dự toán, giảm 15%.

Vì thế, Bộ đã điều hành thu, chi ngân sách chủ động ứng phó với dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN và nợ công.

Từ đó, góp phần quan trọng duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” - vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân.

Nhằm kiểm soát lạm phát, Bộ đã phối hợp các bộ, ngành và địa phương kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, nhất là các mặt hàng vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch Covid-19,... kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm.

Đồng thời, kiến nghị các địa phương tăng cường quản lý giá cả, bình ổn thị trường trên địa bàn. Qua đó góp phần đưa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II/2020 giảm 1,87% so với quý trước, bình quân 6 tháng tăng 4,19% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với thị trường chứng khoán, bên cạnh việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, Bộ Tài chính đã triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ thị trường.

Đó là giảm giá và miễn hoàn toàn không thu phí đối với một số dịch vụ chứng khoán; cắt giảm thời gian xử lý hồ sơ mua cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp từ 7 ngày xuống còn 24 giờ; tiếp tục cơ cấu lại các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ...

Bên cạnh đó, kết hợp tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định của thị trường.

Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 khiến nguồn cung nguyên liệu đứt hãy và thị trường xuất khẩu đình trệ, hoạt động của doanh nghiệp thực sự khó khăn, nên đến hết tháng 6, chỉ số Vn-INDEX giảm 14,1%, quy mô thị trường giảm 11,2% so với cuối năm 2019.

Chỉ số Vn-INDEX giảm 14,1%, quy mô thị trường giảm 11,2% so với cuối năm 2019.

Chỉ số Vn-INDEX giảm 14,1%, quy mô thị trường giảm 11,2% so với cuối năm 2019.

Đây là tình trạng chung, trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu biến động mạnh do tác động của đại dịch Covid-19 và những căng thẳng, xung đột địa chính trị, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị tác động.

Mặc dù vậy, mức biến động là không lớn, và vấn đề quan trọng nhất, theo Bộ Tài chính là không tạo ra các đợt rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài; thị trường sớm ổn định và phục hồi ngay khi tình hình dịch trong nước được kiểm soát, chứng tỏ niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng lâu dài của nền kinh tế Việt Nam.

Đối với thị trường bảo hiểm, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Trong 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 16,3%; tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tăng 20,2%; đầu tư của các doanh nghiệp trở lại nền kinh tế tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Đà Bắc

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/bo-tai-chinh-ly-giai-nguyen-nhan-cpi-quy-ii-giam-187-so-voi-quy-i-73198.htm