Bỏ tạm giữ xe vi phạm giao thông được không?
Tình trạng chung của các bãi giữ xe vi phạm trên cả nước hiện nay đều quá tải trầm trọng, nhất là sau khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Việc này gây ra nhiều hệ lụy, nhất là nguy cơ cháy nổ, lãng phí tài sản.
Báo Giao thông trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng (nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội) về giải pháp khắc phục thực trạng này.
Thủ tục phức tạp, rườm rà
Hiện, tình trạng quá tải diễn ra tại hầu hết các bãi tạm giữ xe vi phạm của 63 tỉnh, thành trên cả nước. Nhiều ý kiến cho rằng, những bãi xe với hàng nghìn chiếc phơi mưa nắng là sự lãng phí tài sản, ông nghĩ sao?
Hình ảnh các bãi tạm giữ xe vi phạm chứa hàng nghìn chiếc dầm mưa dãi nắng, có nơi cỏ dại dây leo phủ kín xe không phải là mới.
Một số đại biểu Quốc hội, trong đó có tôi từng rất quan tâm và đưa ra các giải pháp từ khá lâu.
Nhiều người bỏ xe vì tiền phạt cao hơn giá trị xe
Theo đại diện Cục CSGT, nguyên nhân dẫn đến quá tải tạm giữ phương tiện vi phạm chủ yếu là do người vi phạm không chấp hành các quyết định xử phạt, nhiều người đã bỏ mặc tài sản của mình.
Nhiều trường hợp phương tiện đó được sử dụng khoảng 10 năm, giá trị chỉ còn từ 2-3 triệu đồng.
Trong khi đó, tài xế mà vi phạm lỗi nồng độ cồn, bị phạt 7 triệu đồng hoặc cao hơn, như vậy họ sẵn sàng bỏ xe.
Thực trạng đó khiến CSGT tại nhiều địa phương phải thuê bãi tạm giữ để lưu giữ phương tiện, chờ người vi phạm đến giải quyết.
Không những thế, nhiều bãi tạm giữ không có mái che, hậu quả là phương tiện nhanh chóng bị hư hỏng, gây lãng phí.
"Hiện nay, lực lượng CSGT mong được gỡ vướng, đơn giản hóa thủ tục đấu giá, thanh lý xe vi phạm quá hạn mà chủ phương tiện không đến giải quyết", vị đại diện nói.
Khi công tác trong lực lượng CSGT, tôi từng có quan điểm về việc không cần tạm giữ phương tiện, mà cần có các biện pháp khác đảm bảo việc thi hành các quyết định xử phạt.
Trong đề tài luận án tiến sĩ của mình, tôi cũng đã đưa ra nhiều giải pháp về việc này.
Thậm chí, quá trình tiếp xúc cử tri ở các địa phương, tôi ghi nhận nhiều ý kiến, nhất là những người làm công tác quản lý, xử phạt phương tiện vi phạm.
Họ cũng đề xuất giải pháp tương tự nhằm giải quyết tình trạng quá tải.
Trước đây, địa phương nơi tôi phụ trách chỉ thực hiện việc tạm giữ giấy phép lái xe, ra quyết định xử phạt và yêu cầu người điều khiển hoặc chủ phương tiện đến giải quyết.
Nếu họ không chấp hành thì ra quyết định cưỡng chế, chứ không tạm giữ phương tiện đó.
Tuy nhiên, đó là giải pháp ở thời điểm trước đây khi lượng phương tiện vi phạm ít, đối tượng vi phạm cũng chưa đa dạng và phức tạp như bây giờ.
Theo ông, lý do gì khiến tình trạng quá tải tồn tại nhiều năm mà chưa được giải quyết?
Thực tế cho thấy, nếu chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện, dễ xảy ra tình trạng chủ phương tiện (nhất là đối với các loại xe mô tô, xe gắn máy) có giá trị thấp hơn mức xử phạt sẽ bỏ lại xe, không đến giải quyết.
Bên cạnh đó, thủ tục đấu thầu và thanh lý xe vi phạm rất phức tạp, rườm rà.
Cụ thể là sau khi hết thời hạn tạm giữ, đơn vị chức năng phải thông báo xác minh chủ phương tiện.
Khi hết hạn một năm từ ngày thông báo lần hai mới được ban hành quyết định tịch thu xe (trường hợp không xác định được chủ xe).
Sau đó, địa phương phải thành lập hội đồng định giá, đấu giá, phát mãi xe.
Người có lỗi, xe không có lỗi
Vậy vì sao chúng ta không sửa ngay các quy định? Việc sửa có phức tạp không, thưa ông?
Hiện nay, Bộ Công an và lực lượng CSGT đang tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý người và phương tiện giao thông.
Điều này đang có nhiều thuận lợi hơn để giải quyết bài toán về quản lý phương tiện và người lái.
Bên cạnh đó, chúng ta đang chỉnh sửa, bổ sung một số luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
Đây là cơ hội rất tốt để chúng ta đưa ra những giải pháp về xử lý vi phạm hành chính, trong đó có nội dung tạm giữ phương tiện vi phạm.
Ngoài sự lãng phí khi các phương tiện bị bỏ lại, theo ông tình trạng nêu trên còn gây ra những hệ quả nào khác?
Về mặt pháp lý, chỉ có người điều khiển vi phạm, còn phương tiện không có lỗi.
Mất 18 tháng mới xong quy trình đấu giá, thanh lý
Luật sư Hà Thị Khuyên (Văn phòng Luật sư Nhân Chính, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, việc tạm giữ phương tiện được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính với mục đích để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt; Hoặc để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội; Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý tang vật, phương tiện, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ hai lần.
Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ.
Còn lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất.
Hết thời hạn một tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu không đến nhận, trong thời hạn 5 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Khi đó, việc bán tài sản tịch thu sẽ được thực hiện theo pháp luật về đấu giá tài sản.
Quy trình trước khi bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy định tại Thông tư 57/2018/ của Bộ Tài chính và quy trình đấu giá tài sản quy định tại Luật Đấu giá tài sản. Về thời gian xử lý phương tiện bị tịch thu, thời hạn có thể đấu giá, thanh lý phương tiện phải mất đến 18 tháng.
Chỉ khi phương tiện đó không còn được đảm bảo kỹ thuật, độ an toàn để tiếp tục sử dụng mới nên tạm giữ hoặc đình chỉ lưu hành và thu hồi.
Tuy nhiên, để đảm bảo hơn quyền lợi của công dân đối với việc sở hữu tài sản, khi sửa đổi, bổ sung luật lần này, nên có thêm quy định bắt buộc người điều khiển phải thực thi các quyết định xử lý vi phạm.
Chẳng hạn, sau hai hoặc ba lần thông báo mà công dân không đến giải quyết thì phương tiện sẽ bị tịch thu, thanh lý.
Tình trạng quá tải như hiện nay không chỉ gây lãng phí của cải, mà còn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, cháy nổ rất cao.
Thực tế đã xảy ra nhiều vụ cháy, gây thiệt hại lớn, mới đây nhất là vụ cháy 200 phương tiện tại bãi xe tang vật ở Bình Thuận.
Cần quản lý phương tiện bằng khoa học công nghệ
Nếu không tạm giữ xe vi phạm nữa, ngoài việc thông báo và tịch thu nếu chủ xe không đến, cần thêm những giải pháp gì để giải quyết tình trạng quá tải, thưa ông?
Trước hết, cần hạn chế hình thức tạm giữ phương tiện vi phạm. Thay vào đó, có thể áp dụng các biện pháp thay thế khác dựa vào việc quản lý phương tiện bằng khoa học công nghệ.
Thứ nhất, áp dụng các quy định về định danh biển số, quản lý người lái bằng mã định danh công dân để xử lý vi phạm giao thông. Công dân không chấp hành xử phạt, cơ quan quản lý sẽ cưỡng chế.
Thứ hai, đối với phương tiện kinh doanh vận tải mà vi phạm, chủ sở hữu tài sản (chủ doanh nghiệp) phải bị liên đới chịu trách nhiệm khi giải quyết vi phạm.
Thứ ba, mỗi đơn vị, cá nhân sở hữu phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải có một tài khoản nhằm đảm bảo việc thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khi cá nhân hoặc tổ chức vi phạm, cơ quan chức năng sẽ khấu trừ tiền phạt vào tài khoản đó.
Phương pháp này cũng đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, cần đặt ra cơ chế để quản lý trong trường hợp tài khoản không có đủ số tiền để thi hành.
Thứ tư, quá trình quản lý phương tiện bằng khoa học công nghệ, cơ quan chức năng có thể áp dụng hình thức ký quỹ đặt cọc đối với các phương tiện do tổ chức, cá nhân sở hữu.
Thứ năm, cần nghiên cứu sửa đổi các quy định về thủ tục đấu giá, phát mãi và thanh lý xe vi phạm.
Một trong các giải pháp trước mắt, có thể quy định khi hết thời hạn tạm giữ ghi trong biên bản, người điều khiển hoặc chủ phương tiện không đến giải quyết thì xe sẽ bị tịch thu mà không cần thông báo.
Việc tịch thu không có nghĩa người vi phạm sẽ được miễn xử phạt, trái lại họ vẫn phải thực thi. Tức là, mỗi công dân phải đảm bảo nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Cần liên thông cơ sở dữ liệu
Như ông đề cập ở trên, nếu áp dụng hoàn toàn việc quản lý phương tiện và người vi phạm bằng công nghệ thì cơ sở để áp dụng là gì?
Hiện, Bộ Công an ban hành các quy định về quản lý công dân qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quản lý phương tiện bằng định danh biển số xe và quản lý giấy phép lái xe, đăng ký xe và đăng kiểm bằng mã số định danh.
Đây là những công cụ rất thuận lợi để áp dụng vào quản lý phương tiện vi phạm bằng liên thông cơ sở dữ liệu với nhau.
Song để đạt được sự đồng bộ đó, các cơ quan quản lý cần có sự thống nhất trong cơ chế phối hợp, đặc biệt là về phân định chức năng nhiệm vụ.
Ví dụ, khi một cá nhân vi phạm giao thông, thông tin về vi phạm sẽ được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu.
Khi dữ liệu được liên thông, mỗi bộ phận chức năng ở các ngành khác nhau có thể nắm bắt để xử lý.
Như vậy, trường hợp cá nhân đó bị tạm giữ xe mà bỏ không đến giải quyết, coi như người đó bị tính một lỗi vi phạm về hành chính.
Khi đi làm các thủ tục hành chính khác (đăng ký xe mới, đăng kiểm xe…), cơ quan chức năng sẽ buộc họ phải thi hành quyết định trước đó thì mới được tiếp tục giải quyết các thủ tục khác.
Cảm ơn ông!
Mỹ, Canada áp dụng quy định tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông thế nào?
Trên thế giới, tạm giữ xe vi phạm là quy định xử phạt được nhiều nước áp dụng để răn đe người vi phạm luật giao thông.
Tại Canada, nước này có thể tạm giữ phương tiện của người vi phạm luật giao thông đường bộ từ 24 giờ đến 30 ngày.
Với những tội nhẹ như không có bảo hiểm xe, xe không đủ tiêu chuẩn để vận hành, thường chỉ bị giữ 24 giờ nhưng với các tội nghiêm trọng hơn, chẳng hạn chạy xe quá tốc độ sẽ bị phạt giữ xe tới 7 ngày.
Lái xe thực hiện trò nguy hiểm khi vận hành phương tiện; Đua xe… cũng sẽ chịu mức tạm giữ tới 7 ngày.
Còn với các tội vận hành phương tiện trong khi đã bị tước/đình chỉ bằng; Vi phạm nồng độ cồn trong máu trên 0,08mg/ml sẽ bị tạm giữ xe tới 30 ngày.
Người điều khiển phương tiện sẽ nhận được thông báo tạm giữ xe từ cảnh sát còn chủ đăng ký phương tiện sẽ nhận được thông báo qua thư điện tử.
Trước khi được trả phương tiện, chủ đăng ký phương tiện có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí kho bãi, kéo xe trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.
Ngoài ra, người lái xe có thể phải chịu thêm các khoản phạt, phí khác. Nếu phương tiện bị tạm giữ trên 30 ngày, đơn vị vận hành bãi đỗ có quyền thanh lý.
Ở Mỹ, mỗi bang sẽ có quy định về việc tạm giữ phương tiện riêng.
Như ở bang North Carolina, quy định tạm giữ xe thường áp dụng với những vi phạm ở mức nặng chẳng hạn với những hành vi lái xe chạy quá tốc độ để trốn người thi công vụ; Tái phạm nồng độ cồn hoặc sử dụng ma túy đến mức bị tước bằng lái; Vi phạm nồng độ cồn đồng thời không có giấy phép lái xe hợp lệ và không có bảo hiểm ô tô.
Lực lượng chức năng sẽ tịch thu phương tiện ngay lập tức kể cả tài xế không phải là chủ xe.
Phương tiện sẽ được kéo về bãi đỗ tại địa phương. Bang này thường thuê một đơn vị theo hợp đồng để quản lý bãi đỗ.
Nhà thầu này có thể thanh lý phương tiện kể cả khi chưa diễn ra phiên tòa xét xử người vi phạm giao thông nếu chi phí kéo và giữ xe đến một mức nhất định.
Toàn bộ số tiền bán xe sẽ được nhà thầu chuyển đến Văn phòng tòa án và tòa sẽ giữ số tiền này theo đúng thời gian phương tiện bị tạm giữ.
Người sở hữu phương tiện và là tài xế có thể xin lấy xe tạm thời trước khi tòa xét xử nếu hoàn tất các điều kiện pháp lý trong đó có điều kiện phải nộp lên tòa số tiền bằng giá trị thị trường chiếc xe trong vòng 24 giờ.
Tuy nhiên, nếu tài xế vi phạm tội chạy quá tốc độ để trốn tránh bị tạm giữ thì không được áp dụng điều khoản này.