Bộ Tổng tham mưu: Hội nghị sơ kết công tác tham mưu toàn quân 6 tháng đầu năm
Sáng 26.7, tại Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tham mưu toàn quân 6 tháng đầu năm 2022. Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương chủ trì hội nghị.
Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trung tướng Huỳnh Chiến Thắng; các Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa; Trung tướng Nguyễn Trọng Bình; đại biểu các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu.
Báo cáo trước Hội nghị, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, toàn quân nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng thường xuyên, đột xuất, một số nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên các mặt công tác. Kịp thời tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng báo cáo, tham mưu với Đảng, Nhà nước có chủ trương, đối sách phù hợp, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động bất ngờ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, tạo môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.
Xây dựng đồng bộ các văn bản, triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, kế hoạch của Bộ Quốc phòng về tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo. Tổ chức huấn luyện, giáo dục toàn đạt mục đích, yêu cầu để ra. Hoàn thành các chiến lược, đề án, dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ. Chất lượng tổ chức, huấn luyện, hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ và lực lượng Dự bị động viển chuyển biển rõ rệt. Thực hiện hiệu quả, nền nếp các mặt công tác khác. Tuy nhiên, còn một số tồn tại, hạn chế cần nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới.
Trước những thuận lợi trên, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình cũng lưu ý, 6 tháng cuối năm 2022, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó đoán định; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột quân sự Nga - Ukraina tiếp tục tác động, ảnh hưởng nhiều lĩnh vực đến các quốc gia. Biển Đông, vùng biển Tây Nam tiềm ẩn nhiều bất trắc. Các nước ASEAN đứng trước nhiều thách thức mới, nhất là về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Trong nước, thuận lợi là cơ bản, tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; nguy cơ các phần tử khủng bố nước ngoài xâm nhập, chống phá Việt Nam. Các thách thức an ninh phi truyền thống, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... diễn biến bất thường. Toàn quân, tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2022 "Năm triển khai kế hoạch điều chỉnh lực lượng” đặt ra yêu cầu môi về công tác tư tưởng, tổ chức, còn bộ, chính sách.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương những kết quả nổi bật của toàn quân trong thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm; nghiêm túc chỉ ra những điểm còn tồn tại cần khắc phục. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cũng đề nghị, 6 tháng cuối năm, nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới, chỉ huy các cấp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, tích cực đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác, khắc phục khâu yếu, mặt yếu, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, khâu đột phá, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ năm 2022, toàn quân cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, chủ động, nhạy bén nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, đánh giá, nắm chắc tình hình; kịp thời tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng những chủ trương, đối sách xử lý các tình huống, không để bị động bắt ngờ; Báo cáo Bộ Chính trị Đề án tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh kết hợp với phát triển kinh tế xã hội trên địa bản chiến lược trọng điểm, dự thảo Nghị quyết về Phòng thủ dân khai thực hiện hiệu quả các chiến lược, nghị quyết, kết luận về quân sự, quốc phòng; về phương hướng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh các vùng đến năm 2045.
Hai là, duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, theo dõi, nắm chắc, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, không gian mạng, nhất là các địa bàn trọng điểm; xử trí kịp thời, hiệu quả các tình huống, không để bị động bất ngờ.
Ba là, triển khai hiệu quả Nghị quyết chủ đề năm 2022 “Năm triển khai kế hoạch điều chỉnh lực lượng”. Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 230 ngày 02.4.2022 của Quân ủy Trung ương. Kế hoạch số 1228/KH-BQP ngày 25.4.2022 của Bộ Quốc phòng về tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo.
Bốn là, duy trì nền nếp công tác huấn luyện, bảo đảm chặt chẽ, chất lượng cho các đối tượng. Tăng cường huấn luyện đêm, huấn luyện cơ động, huấn luyện cường độ cao trong mọi điều kiện , huấn luyện bắn đạn thật các bài bắn kỹ thuật của bộ binh và quân binh chủng.
Năm là, báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương trình Quân ủy Trung ương ban hành Nghị quyết về công tác giáo dục đào tạo trong tình hình mới; Đề án xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, Đề án đổi mới quy trình, chương trình đào tạo. Đề xuất mở mới một số ngành đào tạo chất lượng cao, trọng điểm, chuyên sâu theo yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội.
Sáu là, triển khai toàn diện, đồng bộ, chặt chẽ công tác quốc phòng ở bộ, ngành, hoạch ngành quốc gia hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bảy là, thực hiện tốt nhiệm vụ phòng thủ dân sự, chủ động ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Duy trì nghiêm chế độ ứng trực ở các cấp, nắm chắc tình hình, xây dựng các phương án, kế hoạch ứng phó với các tình huống sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, dịch bệnh và thảm họa sự cố môi trường. Báo cáo Bộ Chính trị ra Nghị quyết về Phòng thủ dân sự quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tám là, nâng cao chất lượng trinh sát điện tử các khu vực trọng điểm , tổ chức hội thao tác chiến điện tử toàn quân năm 2022.
Chín là, tham mưu , xử lý tốt các mối quan hệ quốc tế, triển khai hợp tác quốc phòng và các hoạt động đối ngoại theo kế hoạch. Báo cáo Bộ Chính trị Chiến lược hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Mười là, quyết liệt triển khai Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính và kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trong Bộ Quốc phòng. Tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 bảo đảm chất lượng, tiến độ theo kế hoạch, tập trung dự án Luật Phòng thủ dân sự; dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.