Bộ tranh tưởng niệm 20 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tưởng nhớ vị nhạc sĩ tài hoa, họa sĩ Lê Sa Long thực hiện bộ tranh về Trịnh Công Sơn và ca khúc của ông.

 Bộ tranh do họa sĩ Lê Sa Long thực hiện để kỷ niệm 20 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4/2001-1/4/2021). Trong ảnh là tác phẩm Tôi đang lắng nghe, chất liệu pastel, acrylic. Họa sĩ Lê Sa Long nói bức tranh này ông vẽ lại giấc mơ của mình, trong giấc mơ, ông thấy nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang cầm cọ họa chân dung một cô gái.

Bộ tranh do họa sĩ Lê Sa Long thực hiện để kỷ niệm 20 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4/2001-1/4/2021). Trong ảnh là tác phẩm Tôi đang lắng nghe, chất liệu pastel, acrylic. Họa sĩ Lê Sa Long nói bức tranh này ông vẽ lại giấc mơ của mình, trong giấc mơ, ông thấy nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang cầm cọ họa chân dung một cô gái.

 Họa sĩ Lê Sa Long đang giảng dạy mỹ thuật tại TP.HCM. Đây không phải lần đầu tiên Lê Sa Long vẽ tranh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Năm 2020, ông đã thực hiện triển lãm "Lời thiên thu gọi" với 32 tác phẩm. Trong ảnh là tác phẩm Từ khi trăng là nguyệt, lấy cảm hứng từ ca khúc Nguyệt ca.

Họa sĩ Lê Sa Long đang giảng dạy mỹ thuật tại TP.HCM. Đây không phải lần đầu tiên Lê Sa Long vẽ tranh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Năm 2020, ông đã thực hiện triển lãm "Lời thiên thu gọi" với 32 tác phẩm. Trong ảnh là tác phẩm Từ khi trăng là nguyệt, lấy cảm hứng từ ca khúc Nguyệt ca.

 Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn là ba tên tuổi lớn của âm nhạc Việt Nam. Tranh Một cõi đi về là cuộc hội ngộ giữa ba nhạc sĩ lớn của Việt Nam, dù trong thực tế điều ấy không xảy ra. Họa sĩ Lê Sa Long bày tỏ: "Các ông có lẽ là thiên sứ được đưa xuống trần gian rong chơi cùng âm nhạc, thi ca, hội họa… xong cuộc vui lại quay về cõi Thiên Thai".

Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn là ba tên tuổi lớn của âm nhạc Việt Nam. Tranh Một cõi đi về là cuộc hội ngộ giữa ba nhạc sĩ lớn của Việt Nam, dù trong thực tế điều ấy không xảy ra. Họa sĩ Lê Sa Long bày tỏ: "Các ông có lẽ là thiên sứ được đưa xuống trần gian rong chơi cùng âm nhạc, thi ca, hội họa… xong cuộc vui lại quay về cõi Thiên Thai".

 Tranh Trịnh và biển nhớ lấy cảm hứng từ âm nhạc và thực tế trong đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tại Đại học Quy Nhơn ngày nay (tiền thân là Sư Phạm Quy Nhơn) thời gian từ 1962-1964 nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã học chuyên ngành Tâm lý giáo dục trẻ em. Cảm xúc từ phố biển Quy Nhơn đã giúp ông sáng tác ra các ca khúc nổi tiếng như: Biển Nhớ Diễm xưa, Nắng thủy tinh, Cát bụi, Chiều chủ nhật buồn, Dã tràng ca …

Tranh Trịnh và biển nhớ lấy cảm hứng từ âm nhạc và thực tế trong đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tại Đại học Quy Nhơn ngày nay (tiền thân là Sư Phạm Quy Nhơn) thời gian từ 1962-1964 nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã học chuyên ngành Tâm lý giáo dục trẻ em. Cảm xúc từ phố biển Quy Nhơn đã giúp ông sáng tác ra các ca khúc nổi tiếng như: Biển Nhớ Diễm xưa, Nắng thủy tinh, Cát bụi, Chiều chủ nhật buồn, Dã tràng ca …

 Tranh Yêu dấu tan theo vẽ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly. Nhiều người cho rằng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn gắn bó với nhau không phải bằng tình yêu nam nữ, mà bằng định mệnh.

Tranh Yêu dấu tan theo vẽ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly. Nhiều người cho rằng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn gắn bó với nhau không phải bằng tình yêu nam nữ, mà bằng định mệnh.

 Tranh Ru tình lấy cảm hứng bài hát của Trịnh Công Sơn với ca từ: "Xin em còn đâu đó / Cho tôi còn tiếng ru / Ru em ngồi yên nhé / Tôi tìm cuộc tình cho".

Tranh Ru tình lấy cảm hứng bài hát của Trịnh Công Sơn với ca từ: "Xin em còn đâu đó / Cho tôi còn tiếng ru / Ru em ngồi yên nhé / Tôi tìm cuộc tình cho".

 Tranh lấy cảm hứng từ bài Đóa hoa vô thường. Theo họa sĩ Lê Sa Long ca khúc nói về một tình yêu, được sáng tác trong một nỗ lực gắn đời với đạo, gắn cái tình của con người với cái giác ngộ của đời người.

Tranh lấy cảm hứng từ bài Đóa hoa vô thường. Theo họa sĩ Lê Sa Long ca khúc nói về một tình yêu, được sáng tác trong một nỗ lực gắn đời với đạo, gắn cái tình của con người với cái giác ngộ của đời người.

 Tác phẩm lấy cảm hứng từ Như cánh vạc bay của Trịnh Công Sơn, với ca từ: "Như cánh vạc bay về chốn xa xôi".

Tác phẩm lấy cảm hứng từ Như cánh vạc bay của Trịnh Công Sơn, với ca từ: "Như cánh vạc bay về chốn xa xôi".

 Tượng Trịnh Công Sơn một sớm bình minh Quy Nhơn. Ngày 12/10/2020, thành phố Quy Nhơn khánh thành tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tượng thể hiện vị nhạc sĩ ôm đàn guitar, bên cạnh tượng có bản nhạc Biển nhớ.

Tượng Trịnh Công Sơn một sớm bình minh Quy Nhơn. Ngày 12/10/2020, thành phố Quy Nhơn khánh thành tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tượng thể hiện vị nhạc sĩ ôm đàn guitar, bên cạnh tượng có bản nhạc Biển nhớ.

Y Nguyên

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/bo-tranh-tuong-niem-20-nam-ngay-mat-nhac-si-trinh-cong-son-post1199466.html