Bộ 'tứ nguyên tử' trong kho vũ khí của Ấn Độ

Mặc dù ít được truyền thông chú ý đến nhưng kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ đang ngày càng được phát triển và sở hữu những vũ khí rất hiện đại.

 Vũ khí hạt nhân của Ấn Độ vẫn là một điều hết sức bí ẩn, việc thu thập và phân tích thông tin chính xác về lực lượng hạt nhân của Ấn Độ khó khăn hơn so với các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác. Ấn Độ chưa bao giờ tiết lộ quy mô kho vũ khí hạt nhân của mình và các quan chức Ấn Độ cũng không thường xuyên bình luận về khả năng hạt nhân của nước này.

Vũ khí hạt nhân của Ấn Độ vẫn là một điều hết sức bí ẩn, việc thu thập và phân tích thông tin chính xác về lực lượng hạt nhân của Ấn Độ khó khăn hơn so với các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác. Ấn Độ chưa bao giờ tiết lộ quy mô kho vũ khí hạt nhân của mình và các quan chức Ấn Độ cũng không thường xuyên bình luận về khả năng hạt nhân của nước này.

Hiện nay, Ấn Độ có 4 hệ thống khác nhau có khả năng mang vũ khí hạt nhân là máy bay, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, tên lửa đạn đạo phóng từ biển và tên lửa hành trình. Ít nhất sẽ có bốn hệ thống nữa đang được phát triển và sẽ sớm được đưa vào hoạt động.

Hiện nay, Ấn Độ có 4 hệ thống khác nhau có khả năng mang vũ khí hạt nhân là máy bay, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, tên lửa đạn đạo phóng từ biển và tên lửa hành trình. Ít nhất sẽ có bốn hệ thống nữa đang được phát triển và sẽ sớm được đưa vào hoạt động.

Thứ nhất, máy bay mang vũ khí hạt nhân, máy bay chiến đấu - ném bom là lực lượng tấn công hạt nhân đầu tiên và duy nhất của Ấn Độ cho đến năm 2003, trước khi tên lửa đạn đạo Prithvi-II đầu tiên có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được triển khai.

Thứ nhất, máy bay mang vũ khí hạt nhân, máy bay chiến đấu - ném bom là lực lượng tấn công hạt nhân đầu tiên và duy nhất của Ấn Độ cho đến năm 2003, trước khi tên lửa đạn đạo Prithvi-II đầu tiên có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được triển khai.

Bất chấp những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển kho vũ khí hạt nhân, đặc biệt là việc sản xuất thành công tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và trên biển, nhưng Ấn Độ vẫn khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng không trong chính sách răn đe hạt nhân của nước này.

Bất chấp những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển kho vũ khí hạt nhân, đặc biệt là việc sản xuất thành công tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và trên biển, nhưng Ấn Độ vẫn khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng không trong chính sách răn đe hạt nhân của nước này.

Máy bay ném bom chiến đấu Mirage 2000H, sau đó là bản nâng cấp Mirage 2000L là loại máy bay chiến đấu đầu tiên được Ấn Độ sử dụng làm nhiệm vụ hạt nhân thứ cấp.

Máy bay ném bom chiến đấu Mirage 2000H, sau đó là bản nâng cấp Mirage 2000L là loại máy bay chiến đấu đầu tiên được Ấn Độ sử dụng làm nhiệm vụ hạt nhân thứ cấp.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng vận hành bốn phi đội máy bay Jaguar IS/IB Shamsher (Thanh kiếm công lý) và máy bay Rafale được đặt hàng từ Pháp, để đảm nhận vai trò tấn công hạt nhân trên không.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng vận hành bốn phi đội máy bay Jaguar IS/IB Shamsher (Thanh kiếm công lý) và máy bay Rafale được đặt hàng từ Pháp, để đảm nhận vai trò tấn công hạt nhân trên không.

Thứ hai, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, hiện Ấn Độ có 4 loại tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có thể mang đầu đạn hạt nhân và đang được biên chế là tên lửa tầm ngắn Prithvi-II và Agni-I, tầm trung Agni-II và Agni-III.

Thứ hai, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, hiện Ấn Độ có 4 loại tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có thể mang đầu đạn hạt nhân và đang được biên chế là tên lửa tầm ngắn Prithvi-II và Agni-I, tầm trung Agni-II và Agni-III.

Tên lửa Prithvi-II là tên lửa đầu tiên được phát triển theo Chương trình tên lửa dẫn đường tích hợp của Ấn Độ nhằm “răn đe hạt nhân”. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thường với tầm bắn lên tới 350 km. Do tên lửa Prithvi có kích thước tương đối nhỏ nên bệ phóng của nó rất khó bị phát hiện trong hình ảnh vệ tinh.

Tên lửa Prithvi-II là tên lửa đầu tiên được phát triển theo Chương trình tên lửa dẫn đường tích hợp của Ấn Độ nhằm “răn đe hạt nhân”. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thường với tầm bắn lên tới 350 km. Do tên lửa Prithvi có kích thước tương đối nhỏ nên bệ phóng của nó rất khó bị phát hiện trong hình ảnh vệ tinh.

Ngoài ra, ít nhất ba loại tên lửa Agni khác đang được phát triển và sắp triển khai gồm Agni-P tầm trung, Agni-IV tầm trung và tầm liên lục địa Agni-V. Đặc biệt với tầm bắn xa, tên lửa liên lục địa Agni-V sẽ cho phép quân đội nước này thiết lập căn cứ ở miền Trung và Nam Ấn độ, cách xa biên giới Trung Quốc.

Ngoài ra, ít nhất ba loại tên lửa Agni khác đang được phát triển và sắp triển khai gồm Agni-P tầm trung, Agni-IV tầm trung và tầm liên lục địa Agni-V. Đặc biệt với tầm bắn xa, tên lửa liên lục địa Agni-V sẽ cho phép quân đội nước này thiết lập căn cứ ở miền Trung và Nam Ấn độ, cách xa biên giới Trung Quốc.

Thứ ba, tên lửa đạn đạo phóng từ biển, bao gồm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu và tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân kiểu nổ tăng cường, chứa lõi plutonium nặng 4 kg.

Thứ ba, tên lửa đạn đạo phóng từ biển, bao gồm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu và tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân kiểu nổ tăng cường, chứa lõi plutonium nặng 4 kg.

Tên lửa Dhanush (là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn), được thiết kế để phóng từ đuôi tàu tuần tra lớp Sukanya. Mỗi tàu có thể mang theo hai tên lửa. Dhanush được xem là phiên bản thu gọn của Prithvi-II để có thể phóng từ tàu chiến.

Tên lửa Dhanush (là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn), được thiết kế để phóng từ đuôi tàu tuần tra lớp Sukanya. Mỗi tàu có thể mang theo hai tên lửa. Dhanush được xem là phiên bản thu gọn của Prithvi-II để có thể phóng từ tàu chiến.

Ngoài tàu tuần tra lớp Sukanya, Dhanush có thể phóng từ tàu ngầm INS Arihant - là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) đầu tiên của Ấn Độ, đánh dấu sự hoàn thành bộ ba hạt nhân của Ấn Độ.

Ngoài tàu tuần tra lớp Sukanya, Dhanush có thể phóng từ tàu ngầm INS Arihant - là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) đầu tiên của Ấn Độ, đánh dấu sự hoàn thành bộ ba hạt nhân của Ấn Độ.

Tàu ngầm Arihant có thiết kế rất giống với các tàu ngầm tấn công lớp Kilo do Nga chế tạo đang phục vụ trong hải quân Ấn Độ, ngoại trừ khoang tên lửa độc đáo được thiết kế để có thể chứa những tên lửa đạn đạo do Ấn Độ chế tạo.

Tàu ngầm Arihant có thiết kế rất giống với các tàu ngầm tấn công lớp Kilo do Nga chế tạo đang phục vụ trong hải quân Ấn Độ, ngoại trừ khoang tên lửa độc đáo được thiết kế để có thể chứa những tên lửa đạn đạo do Ấn Độ chế tạo.

Thứ tư là tên lửa hành trình, Ấn Độ đang phát triển tên lửa hành trình Nirbhay. Tên lửa này có hình dáng tương tự Tomahawk của Mỹ hoặc Babur của Pakistan và nó có thể được sử dụng để triển khai trên không và trên biển. Bộ Quốc phòng Ấn Độ mô tả Nirbhay là tên lửa hành trình tầm xa cận âm đầu tiên được phát triển ở nước này.

Thứ tư là tên lửa hành trình, Ấn Độ đang phát triển tên lửa hành trình Nirbhay. Tên lửa này có hình dáng tương tự Tomahawk của Mỹ hoặc Babur của Pakistan và nó có thể được sử dụng để triển khai trên không và trên biển. Bộ Quốc phòng Ấn Độ mô tả Nirbhay là tên lửa hành trình tầm xa cận âm đầu tiên được phát triển ở nước này.

Đầu năm 2020, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ xác nhận rằng các biến thể bổ sung của tên lửa hành trình Nirbhay, bao gồm cả phiên bản phóng từ tàu ngầm và phóng từ trên không, đang trong giai đoạn phát triển.

Đầu năm 2020, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ xác nhận rằng các biến thể bổ sung của tên lửa hành trình Nirbhay, bao gồm cả phiên bản phóng từ tàu ngầm và phóng từ trên không, đang trong giai đoạn phát triển.

Lê Quang (Military Watch)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bo-tu-nguyen-tu-trong-kho-vu-khi-cua-an-do-1911530.html