Bữa ăn 'xả chay' trong Lễ Ramadan của người Hồi giáo thời 'vật giá leo thang' tốn bao nhiêu tiền?

Iftar là bữa ăn mỗi buổi tối sau khi mặt trời lặn trong tháng Ramadan, tháng linh thiêng của 1,9 tỷ người Hồi giáo.

Trong tháng Lễ Ramadan của người Hồi giáo, bữa ăn iftar là thời điểm để các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau sau một ngày cầu nguyện. (Nguồn: Times now News)

Trong tháng Lễ Ramadan của người Hồi giáo, bữa ăn iftar là thời điểm để các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau sau một ngày cầu nguyện. (Nguồn: Times now News)

Khoảng 1,9 tỷ người Hồi giáo trên khắp thế giới (chiếm khoảng 25% dân số toàn cầu) đang trong thời gian tháng lễ Ramadan, bắt đầu từ ngày 11/3-10/4.

Khi mặt trời lặn trong tháng Lễ Ramadan của người Hồi giáo, các tín đồ sẽ cùng gia đình ăn một bữa “xả chay” hay còn gọi là iftar.

Tuy nhiên, trong bối cảnh vật giá leo thang, nhiều gia đình phải cân nhắc cắt giảm một số món ăn yêu thích. Dưới đây là một số bữa ăn iftar truyền thống của các gia đình Hồi giáo trên thế giới.

Argentina

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Argentina. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Argentina. (Nguồn: Al Jazeera)

Tháng 2/2024, Argentina đã trải qua một trong những mức lạm phát cao nhất thế giới, với chi phí thực phẩm tăng 303% so với tháng 2/2023.

Bữa ăn iftar của gia đình Hồi giáo ở Argentina thường có món chính là thịt bò asado, ăn kèm chimichurri - một loại nước chấm từ mùi tây thơm, bánh empanadas, một loại bánh có nhân thịt bò xay hoặc rau củ. Món tráng miệng là bánh pancakes với nước sốt dulce de leche và trái cây tươi. Người Argentina thường thưởng thức loại trà thảo dược truyền thống được làm từ cây yerba mate.

Để chuẩn bị bữa ăn iftar đặc biệt này, một suất ăn có giá khoảng 7.200 peso (8,4 USD), cao hơn nhiều so với mức 1.782 peso (2 USD) năm 2023.

Australia

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Australia. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Australia. (Nguồn: Al Jazeera)

Tại quốc đảo lớn nhất thế giới, bữa ăn iftar mang đậm bản sắc đa văn hóa của Australia khi hòa quyện hương vị từ khắp nơi trên thế giới.

Món chính của bữa ăn là halal snack pack, một món ăn đường phố nổi tiếng được chế biến từ thịt cừu, khoai tây chiên kèm nước sốt thịt nướng, súp đậu lăng với rau. Cuối cùng là món tráng miệng lamingtons - bánh xốp phủ sô cô la, nhân mứt và phủ dừa nạo.

Bữa ăn còn kèm theo nước ép trái cây cô đặc, thức uống ngọt ngào và sảng khoái để bù nước sau một ngày nhịn ăn trong thời tiết nóng nực.

Cùng cảnh ngộ với các nước phương Tây, Australia cũng phải kiềm chế lạm phát. Do đó,một bữa ăn iftar với thực đơn trên rơi vào khoảng 12,5 AUD (8,1 USD)/suất, tăng hơn mức 11 AUD (7 USD) ở năm trước.

Mức tăng giá lớn nhất đến từ các nguyên liệu chính bao gồm thịt và trứng.

Bosnia và Herzegovina

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Bosnia và Herzegovina. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Bosnia và Herzegovina. (Nguồn: Al Jazeera)

Nằm trong số những quốc gia có dân số Hồi giáo cao nhất ở châu Âu, Bosnia và Herzegovina có nhiều món ăn truyền thống phản ánh di sản đa văn hóa. Một lựa chọn chắc chắn trên bàn iftar của người dân là pita krompiruša, một món bánh nướng nhân khoai tây nghiền, hành tây và gia vị.

Tiếp đến là topa, một loại phô mai và bơ được nấu chậm, bánh hurmašica. Kết thúc bữa iftar là một ly sok od drenjina, loại đồ uống phổ biến được làm từ quả anh đào Cornelian.

Bữa ăn trên có chi phí khoảng 2,9 BAM (1,6 USD)/suất. Trong khi đó, năm 2023, cùng một bữa ăn có giá 2,7 BAM (1,5 USD), tăng 7%.

Ai Cập

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Ai Cập. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Ai Cập. (Nguồn: Al Jazeera)

Là một đất nước có truyền thống ẩm thực lâu đời, bàn iftar của người Ai Cập bao gồm món lá nho cuộn hỗn hợp cơm, thịt băm và gia vị, ăn kèm món súp molokhiya (rau đay) và tráng miệng bằng kunafa.

Bên cạnh đó, để làm dịu cơn khát họ còn dùng thêm qamar al-din, một thức uống truyền thống lằm từ mơ được nhiều người yêu thích.

Ai Cập hiện đang trải qua mức lạm phát kỷ lục và đồng tiền mất giá. Chính vì thế, một khẩu phần ăn như trên sẽ tốn khoảng 68 EGP (1,4 USD), tăng 74% so với suất ăn có giá 39 EGP (0,8 USD) năm 2023.

Ấn Độ

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Ấn Độ. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Ấn Độ. (Nguồn: Al Jazeera)

Ấn Độ có rất nhiều bữa ăn iftar để lựa chọn. Một trong những món được yêu thích là ghugni, một món cà ri chay làm từ đậu Hà Lan hoặc đậu xanh nấu với hành tây, cà chua và nhiều loại gia vị khác nhau.

Món ăn kèm có pakora, một loại rau chiên giòn làm từ hành và ớt xanh và món tráng miệng là suji halwa, một loại bánh pudding nấu bơ sữa trâu, đường và phủ các loại hạt.

Chi phí bữa ăn trên khoảng 149 rupee (1,8 USD)/suất thấm hơn 9% so với mức 162 rupee (1,9 USD) năm 2023.

Indonesia

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Indonesia. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Indonesia. (Nguồn: Al Jazeera)

Tại quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, bữa ăn iftar truyền thống của Indonesia có bubur, món cháo thịt gà xé, đậu phộng, rau xanh và các loại gia vị.

Món ăn kèm được yêu thích là bakwan, một loại rau củ thập cẩm chiên giòn gồm cà rốt thái nhỏ, bắp cải và giá đỗ. Đối với những người hảo ngọt thì kolak pisang, một món tráng miệng được làm từ chuối nấu với nước cốt dừa, đường và lá dứa sẽ là món tráng miệng tuyệt vời.

Để kết thúc bữa ăn đầy hương vị, người Indonesia sẽ thưởng thức ly es timun suri, một loại đồ uống giải khát từ dưa hấu và dừa.

Chi phí chuẩn bị bữa ăn trên khoảng 66.600 rupiah (4,2 USD)/suất, thấp hơn mức 62.600 rupiah (3,9 USD) của năm 2023.

Malaysia

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Malaysia. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Malaysia. (Nguồn: Al Jazeera)

Là quốc gia có đa số người theo đạo Hồi, bữa ăn của người Malaysia có món thịt bò rendang, một món thịt bò nấu cùng nước cốt dừa đậm đà và cay nồng.

Ngoài ra, người Malaysia thường thưởng thức sayur lodeh, món rau hầm thơm làm từ nước cốt dừa, với cà tím, đậu và các loại hạt. Để bổ sung thêm hương vị phong phú, nhiều người Malaysia sẽ uống một ly sirap bandung, loại sữa ngọt có pha siro hoa hồng. Cuối cùng là món tráng miệng seri muka hai lớp: xôi và kem custard lá dứa.

Chi phí để làm nên bữa ăn trên khoảng 6,9 ringgit (1,5 USD)/suất, cao hơn mức 6,4 ringgit (1,3 USD) của năm 2023.

Nigeria

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở. Nigeria (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở. Nigeria (Nguồn: Al Jazeera)

Ẩm thực Nigeria được biết đến với nguyên liệu đa dạng và gia vị độc đáo. Đối với món chính, người Nigeria thường thưởng thức cơm jollof ăn kèm với thịt gà.

Để tăng thêm hương vị bữa ăn, người ta có thể thưởng thức loại bánh pudding mặn làm từ đậu mắt đen hoặc đậu đen có tên là moi moi. Đồ uống trong bữa ăn thường là zobo, loại đồ uống hoa hibicus khô. Kết thúc là món tráng miệng bằng trái cây tươi.

Chi phí chuẩn bị một suất ăn trên là khoảng 6.500 naira (4,4 USD), tăng 68% so với mức 3.860 naira (2,6 USD) của năm trước.

Pakistan

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Pakistan. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Pakistan. (Nguồn: Al Jazeera)

Bữa ăn Iftar ở Pakistan bắt đầu với dahi baray - món đậu lăng rán, rưới sữa chua và phủ sốt cay ngọt. Ăn kèm với đó là món salad trái cây rắc chaat masala (bột gia vị được làm từ các thành phần như bột xoài khô, hạt lựu khô và muối đen), tráng miệng bằng bánh jalebi, món ăn đường phố phổ biến ở Nam Á, Trung Đông và Châu Phi. Kết thúc bữa iftar là thức uống có từ siro hoa hồng.

Tổng cộng chi phí mua một suất ăn iftar này là 172 rupee (0,6 USD), cao hơn giá 141 rupee (0,5 USD) năm 2023.

Palestine

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Palestine. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Palestine. (Nguồn: Al Jazeera)

Một trong những món ăn được ăn rộng rãi nhất ở Palestine là maklouba, đây là món cơm thơm ngon nấu chung cùng các lớp cà tím thái lát, thịt và các loại rau khác. Ngoài maklouba, bữa iftar còn có dagga - món salad cà chua và dưa chuột cay truyền thống trộn cùng dầu ô liu. Người Palestine còn dùng loại thức uống phổ biến được làm từ me và đường có tên Tamir trong bữa ăn và tráng miệng bằng katayif - loại bánh hình bán nguyệt nhân óc chó hoặc phô mai.

Tổng cộng chi phí thực phẩm cho một suất ăn trên hết khoảng 31,5 shekel (9 USD)/suất, cao hơn mức 28,5 shekel (8 USD) của năm 2023.

Nam Phi

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Nam Phi. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Nam Phi. (Nguồn: Al Jazeera)

Quốc gia cầu vồng có nhiều nhóm chủng tộc và sắc tộc khác nhau. Trong tháng Ramadan, người Hồi giáo tại đây thường ăn pap en vleis (hay shisa nyama) - một món cháo ngô ăn với thịt nướng. Đi kèm với món trên là món súp chakalaka làm từ hành tây, cà chua, cà rốt, đậu và gia vị cay, tráng miệng bằng bánh quẩy koeksisters.

Cuối cùng, một ly bia gừng “Stoney” sẽ mang đến sự kết thúc sảng khoái cho bữa iftar.

Để chuẩn bị bữa ăn trên sẽ cần khoảng 77 rand (4USD)/suất, đắt hơn mức 68 rand (3,6 USD)của năm 2023

Thổ Nhĩ Kỳ

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Al Jazeera)

Khi mặt trời lặn ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều gia đình sẽ thưởng thức món dolma - món rau quả nhồi với hỗn hợp cơm, thịt và rau thơm, cùng với đó là một bát cacik (sữa chua kem trộn dưa chuột) và tráng miệng bằng muhallebi, một loại bánh pudding sữa có hương vị quế và các loại hạt.

Để hỗ trợ tiêu hóa, người Thổ Nhĩ Kỳ còn dùng salgam, nước giải khát củ cải lên men.

Với các món trên một suất ăn này có giá khoảng 60,5 lira (1,9 USD), đắt hơn 20% so với mức 50,6 lira (1,6 USD) ở năm trước.

Anh

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Anh. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Anh. (Nguồn: Al Jazeera)

Có khoảng bốn triệu người Hồi giáo ở Anh. Họ lựa chọn món ăn iftar phụ thuộc phần lớn vào nguồn gốc của gia đình. Độc đáo nhất phải kể đến cơm phi lê cá hồi ăn kèm với rau xanh, sau đó là bát sữa chua trái cây. Cuối cùng là một tách trà xanh chứa đầy chất chống oxy hóa và hỗ trợ tiêu hóa.

Bữa ăn kiểu này có giá khoảng 2,2 bảng Anh (2,7 USD)/suất, tăng nhẹ so với mức 2,1 bảng Anh (2,6 USD) năm 2023.

Mỹ

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Mỹ. (Nguồn: Al Jazeera)

Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Mỹ. (Nguồn: Al Jazeera)

Mỹ là quốc gia có một cộng đồng Hồi giáo đa dạng với ba đến bốn triệu người, chiếm khoảng 1% dân số.

Tại Mỹ món ăn chính phổ biến trong bữa iftar của các gia đình Hồi giáo là món gà nướng tẩm các loại thảo mộc và gia vị. Ăn kèm cho món nướng là món fattoush - salad rau xanh truyền thống của Trung Đông trộn cùng gà chiên giòn hoặc bánh mì nướng giòn. Họ cũng không thể bỏ qua tráng miệng bằng kunafa, món bánh phô mai ngọt ngào cùng các loại hạt. Cuối cùng là một cốc sữa hương vị trái cây hoặc sô cô la.

Chi phí ước tính cho một suất ăn rơi vào khoảng 7,1 USD, cao hơn so với mức 6,7 USD năm 2023.

(theo Al Jazeera)

Kha Ninh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/bua-an-xa-chay-trong-le-ramadan-cua-nguoi-hoi-giao-thoi-vat-gia-leo-thang-ton-bao-nhieu-tien-266950.html