Bước đi tiếp của Thổ trong thương vụ tiêm kích với Mỹ
Xung quanh thương vụ chiến đấu cơ của Mỹ và Thổ đang có những diễn biến mới khi Mỹ không muốn bán F-16, trong khi Thổ quyết đòi tiền.
Theo Reuters, loạt nghị sĩ Mỹ ở cả 2 Đảng đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden không bán tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cho rằng Quốc hội sẽ chặn thương vụ này.
Ngoại trưởng Antony Blinken cùng 11 hạ nghị sĩ Mỹ đã gửi một bức thư gửi Tổng thống Biden bày tỏ quan ngại sâu sắc về thông tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua 40 máy bay F-16 và 80 bộ thiết bị để hiện đại hóa cho loại máy bay này.
Trước đó dù chính phủ Mỹ có đề xuất Thổ Nhĩ Kỳ mua F-16 thay vì trả lại tiền cọc mua F-35 thì thương vụ này cũng vẫn có khả năng không thành. Các thương vụ bán khí tài quân sự lớn nào của Mỹ cần có sự phê chuẩn của quốc hội nước này để có thể được thông qua.
Tuy nhiên, trong những năm qua, giới quan sát cho rằng, quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên căng thẳng và điều này có thể ảnh hưởng tới quyết định của các nhà làm luật tại Washington.
Trong cơ quan lập pháp Mỹ, dường như có một sự ủng hộ lưỡng đảng nhằm thúc đẩy chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gia tăng áp lực lên Ankara, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đã mua lá chắn S-400 của Nga bất chấp Washington nhiều lần cảnh báo.
Giới chuyên gia cho rằng, nếu thực sự Mỹ không bán F-16 cho Thổ có thể sẽ xảy ra cả 2 kịch bản: Ankara sẽ quyết định mua tiêm kích Nga và đòi Mỹ trả lại số tiền 1,4 tỷ USD đã chuyển cho Mỹ khi đặt mua F-35.
Bởi theo Tổng thống Erdogan, ông sẽ yêu cầu Mỹ phải trả lại số tiền 1,4 tỷ USD. Đây sẽ là nội dung quan trọng trong cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Biden sẽ diễn ra trong tháng 11 tới.
Trong khi đó, kịch bản mua tiêm kích Nga để thay hàng Mỹ đã được Ankara lên từ lâu. Và nhiều khả năng ngay cả F-16 Thổ cũng không được tiếp cận sẽ là giọt nước làm tràn ly việc mua máy bay nga sẽ được quyết định sớm.
Trả lời kênh truyền hình Kanal 7 hôm 18/10, Chủ tịch Cơ quan Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSB) Ismail Dem, cảnh báo nước này có thể mua các tiêm kích Su-35 và Su-57 của Nga.
"Nếu thương vụ mua và nâng cấp F-16 không mang lại kết quả, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để bị rơi vào tình huống không có lựa chọn thay thế. Nếu cần thiết, việc mua Su-35 và Su-57 có thể được thảo luận bất cứ lúc nào.
Ngành công nghiệp quốc phòng sẽ làm mọi cách để đảm bảo an ninh và nếu như có phát sinh vấn đề nào đó, chúng tôi luôn tìm được giải pháp", ông Demir tuyên bố.
Căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nóng lên trong thời gian qua vì các vấn đề xoay quanh S-400 và F-35.
Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần bác bỏ lo ngại của Mỹ rằng S-400 của Nga sẽ gây ra rủi ro an ninh với tiêm kích tàng hình của Washington, nhấn mạnh Ankara sẽ triển khai độc lập S-400 mà không tích hợp vào hệ thống của NATO.