Bước vào không gian thiền tịnh, đọc kinh Phật trên gốm truyền thống

Bên cạnh cảm giác tĩnh tâm, 'Niết bàn tại thế' chính là một trong những thông điệp mà triển lãm 'Kinh Gốm' 2020 muốn đem lại cho người xem.

Triển lãm ''Kinh Gốm'' (2020) của họa sỹ Lê Thiết Cương trưng bày hơn 40 tác phẩm viết trên gốm và các tranh vẽ. Trên mỗi tác phẩm, ông đều ghi những lời kinh Phật ngắn cùng những phác họa tối giản về con người. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Triển lãm ''Kinh Gốm'' (2020) của họa sỹ Lê Thiết Cương trưng bày hơn 40 tác phẩm viết trên gốm và các tranh vẽ. Trên mỗi tác phẩm, ông đều ghi những lời kinh Phật ngắn cùng những phác họa tối giản về con người. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nếu trong triển lãm ''Thơ Gốm'' 2017, họa sỹ Lê Thiết Cương chỉ dùng gốm Bát Tràng thì ''Kinh Gốm''sử dụng thêm sản phẩm từ gốm Hương Canh, Phù Lãng và Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam), mang đến sự đa dạng, hấp dẫn về thị giác cho người xem. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nếu trong triển lãm ''Thơ Gốm'' 2017, họa sỹ Lê Thiết Cương chỉ dùng gốm Bát Tràng thì ''Kinh Gốm''sử dụng thêm sản phẩm từ gốm Hương Canh, Phù Lãng và Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam), mang đến sự đa dạng, hấp dẫn về thị giác cho người xem. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Những câu kinh Phật trên gốm, tranh của họa sỹ Lê Thiết Cương đều ngắn gọn, cô đọng, súc tích trong 4-5 chữ, người xem tùy ý cảm nhận, diễn giải tác phẩm theo trải nghiệm của cá nhân mình. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Những câu kinh Phật trên gốm, tranh của họa sỹ Lê Thiết Cương đều ngắn gọn, cô đọng, súc tích trong 4-5 chữ, người xem tùy ý cảm nhận, diễn giải tác phẩm theo trải nghiệm của cá nhân mình. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các sản phẩm gốm từ các làng nghề được trưng bày xen kẽ để tạo nên sự tương phản, nổi bật với nhau. Có những bình được tráng men, có những bình không cần tráng mà vẫn có độ bóng tự nhiên.(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các sản phẩm gốm từ các làng nghề được trưng bày xen kẽ để tạo nên sự tương phản, nổi bật với nhau. Có những bình được tráng men, có những bình không cần tráng mà vẫn có độ bóng tự nhiên.(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Khi nói về khái niệm ''Niết bàn'' trong Phật giáo, cá nhân ông cho rằng nó là một con đường chứ không là một phải đích, bởi không có nơi nào giống như vậy cả. ''Nếu hiểu được lẽ thế gian này là vô thường, vô ngã thì đó là Niết Bàn rồi. Niết Bàn ở ngay trong ta, ngay lúc này. Nói ‘niết bàn tại thế’ là vì vậy,'' họa sỹ Lê Thiết Cương chia sẻ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Khi nói về khái niệm ''Niết bàn'' trong Phật giáo, cá nhân ông cho rằng nó là một con đường chứ không là một phải đích, bởi không có nơi nào giống như vậy cả. ''Nếu hiểu được lẽ thế gian này là vô thường, vô ngã thì đó là Niết Bàn rồi. Niết Bàn ở ngay trong ta, ngay lúc này. Nói ‘niết bàn tại thế’ là vì vậy,'' họa sỹ Lê Thiết Cương chia sẻ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Ông chọn chất liệu đất, gốm để sáng tạo nghệ thuật bởi gốm với ông không chỉ là một đam mê, nó còn thể hiện một hệ giá trị riêng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Ông chọn chất liệu đất, gốm để sáng tạo nghệ thuật bởi gốm với ông không chỉ là một đam mê, nó còn thể hiện một hệ giá trị riêng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

''Gốm hiểu theo một nghĩa nào đó chính là tam tài thiên địa nhân. Trời cho người ta cái nghiệp chơi với đất, sống với đất. Chất liệu này nối trời đất và người làm một, thủy hỏa hài hòa, thủy thổ cân bằng đấy là lẽ Trời, đấy là đạo. Chỉ có gốm là đủ cả ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ. Gốm là đạo,'' họa sỹ Lê Thiết Cương chia sẻ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

''Gốm hiểu theo một nghĩa nào đó chính là tam tài thiên địa nhân. Trời cho người ta cái nghiệp chơi với đất, sống với đất. Chất liệu này nối trời đất và người làm một, thủy hỏa hài hòa, thủy thổ cân bằng đấy là lẽ Trời, đấy là đạo. Chỉ có gốm là đủ cả ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ. Gốm là đạo,'' họa sỹ Lê Thiết Cương chia sẻ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Với cái nhìn của một thi sỹ, chị Võ Thi Nhung chia sẻ rằng: ''Kinh Phật thường nói về sự trở về với đất và cát, gốm cũng hình thành, chắt lọc từ đất mẹ. Họa sỹ Thiết Cương viết kinh Phật lên gốm gợi cho tôi về điểm khởi đầu, giống như đưa chúng ta trở về với cát bụi.'' (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Với cái nhìn của một thi sỹ, chị Võ Thi Nhung chia sẻ rằng: ''Kinh Phật thường nói về sự trở về với đất và cát, gốm cũng hình thành, chắt lọc từ đất mẹ. Họa sỹ Thiết Cương viết kinh Phật lên gốm gợi cho tôi về điểm khởi đầu, giống như đưa chúng ta trở về với cát bụi.'' (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Bên cạnh những tác phẩm gốm là 13 bức tranh bột màu trên vải màn, chất liệu ưa thích và được sử dụng rất thành công bởi họa sỹ Lê Thiết Cương. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Bên cạnh những tác phẩm gốm là 13 bức tranh bột màu trên vải màn, chất liệu ưa thích và được sử dụng rất thành công bởi họa sỹ Lê Thiết Cương. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Những nét vẽ ở phong cách tối giản, màu sắc và cấu trúc của chất liệu vải màn cũng góp thêm vào cảm giác tĩnh tâm, êm ả cho người xem đến với không gian triển lãm này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Những nét vẽ ở phong cách tối giản, màu sắc và cấu trúc của chất liệu vải màn cũng góp thêm vào cảm giác tĩnh tâm, êm ả cho người xem đến với không gian triển lãm này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tất cả gợi lên sự mộc mạc giản dị, hợp với chất thiền tịnh mà ông muốn đưa đến trong tác phẩm của mình. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tất cả gợi lên sự mộc mạc giản dị, hợp với chất thiền tịnh mà ông muốn đưa đến trong tác phẩm của mình. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tại buổi triển lãm, cuốn sách cùng tên “Kinh gốm” chụp lại những bài viết và tác phẩm của họa sỹ Lê Thiết Cương cũng được bày bán với giá 500.000 đồng một quyển. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tại buổi triển lãm, cuốn sách cùng tên “Kinh gốm” chụp lại những bài viết và tác phẩm của họa sỹ Lê Thiết Cương cũng được bày bán với giá 500.000 đồng một quyển. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Con trai của ông, nghệ sỹ trẻ Lê Nguyên Nhật là người chụp các tác phẩm và dàn trang cho cuốn sách của ông. Cuốn sách được trình bày theo hướng phá cách về lề lối, nguyên tắc thẳng hàng, các dòng chữ có thể bị lệch hàng hoặc bóp méo. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Con trai của ông, nghệ sỹ trẻ Lê Nguyên Nhật là người chụp các tác phẩm và dàn trang cho cuốn sách của ông. Cuốn sách được trình bày theo hướng phá cách về lề lối, nguyên tắc thẳng hàng, các dòng chữ có thể bị lệch hàng hoặc bóp méo. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Triển lãm ''Kinh Gốm'' mở cửa tự do, đón khách tham quan tại Gallery39, số 39 Lý Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ ngày 2/10-12/10/2020. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Triển lãm ''Kinh Gốm'' mở cửa tự do, đón khách tham quan tại Gallery39, số 39 Lý Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ ngày 2/10-12/10/2020. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/buoc-vao-khong-gian-thien-tinh-doc-kinh-phat-tren-gom-truyen-thong/667095.vnp