Cá cơm tràn cửa biển Sông Đốc

Nghề phơi cá cơm khô để xuất khẩu ở Sông Đốc (Trần Văn Thời, Cà Mau) không chỉ giúp cá cơm xuất ngoại mà còn tạo công ăn việc làm cho lao động xứ biển.

Gần 4 kg cá cơm tươi, luộc chín, phơi khô sẽ được 1 kg cá cơm khô xuất khẩu.

Gần 4 kg cá cơm tươi, luộc chín, phơi khô sẽ được 1 kg cá cơm khô xuất khẩu.

Ngày 24/10, tại cửa biển Sông Đốc (Trần Văn Thời, Cà Mau) giá cá cơm tươi hiện dao động từ 16.000đ- 17.000đ/kg và cá cơm khô cũng dao động từ 56.000đ- 57.000 đ/kg.

Những vựa mua hải sản ở Sông Đốc cho biết, những ngày gần đây, cá cơm của ngư dân khai thác ngư trường Tây- Nam đổ về Sông Đốc nhiều hơn và giá bán cũng giảm.

Ông Đặng Lộc, chủ hãng nước mắm Huế Bụng cho biết, giá cá cơm sụt giảm từ 5-7.000đ/kg cả cá tươi. Trong khi đó, giá cá khô xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm.

Chủ hãng nước mắm Huế Bụng vừa thu mua cá tươi chế biến nước mắm, vừa phơi cá khô lúc giảm giá.

Chủ hãng nước mắm Huế Bụng vừa thu mua cá tươi chế biến nước mắm, vừa phơi cá khô lúc giảm giá.

Đây là thời điểm mùa mưa, việc sản xuất cá cơm gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết. Vợ chồng chị Đỗ Thị Lan cùng làm công phơi cá cơm cho chủ vựa, được trả từ 100.000đ- 120.000đ/ngày, nói: “Mùa mưa, phơi cá cơm khô phải canh chừng, thấy trời chuyển mưa, dọn dẹp vào kho và khi hửng nắng lại bày ra phơi cho kịp nắng”.

Vựa cá Sông Đốc tận dụng khoảng trống để phơi cá cơm khô.

Vựa cá Sông Đốc tận dụng khoảng trống để phơi cá cơm khô.

Ông Nguyễn Minh Cảnh, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc cho biết, cửa biển Sông Đốc có vài chục vựa mua cá cơm và thuê mướn hàng trăm lao động tự do phơi cá, giải quyết được chị em vợ con ngư phủ lao động trên đất liền.

“Những thông tin gây bất lợi cho nghề sản xuất nước mắm truyền thống càng làm nghề phơi cá cơm khô bùng phát mạnh hơn”- ông Nguyễn Minh Cảnh nói.

Nghề phơi cá cơm khô giải quyết lao động nữ ở cửa biển Sông Đốc.

Nghề phơi cá cơm khô giải quyết lao động nữ ở cửa biển Sông Đốc.

Được biết, cửa biển Sông Đốc có lượng tàu khai thác biển hơn 1.300 chiếc và đón khoảng 5.000 tàu khai thác vùng biển Tây- Nam vào cửa biển Sông Đốc để bán sản phẩm, tiếp nhiên liệu và nghỉ ngơi sau mỗi chuyến biển.

Khi trời chuyển mưa, đàn ông con trai được huy động để chuyển cá cơm vào nơi khô ráo để tránh mưa.

Khi trời chuyển mưa, đàn ông con trai được huy động để chuyển cá cơm vào nơi khô ráo để tránh mưa.

Tranh thủ trời nắng ấm, người dân phơi cá cơm khô cho được nắng, chất lượng thơm hơn.

Tranh thủ trời nắng ấm, người dân phơi cá cơm khô cho được nắng, chất lượng thơm hơn.

Nguyễn Tiến Hưng

Nguồn Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/kinh-te/ca-com-tran-cua-bien-song-doc-1065763.tpo