Ca ghép phổi 'cân não' tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Ngày 16/12, ca ghép phổi thứ 2 đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Phổi Trung ương và xuất viện sau hơn 7 tháng nhận phổi hiến từ người cho chết não. Đây là ca ghép được đánh giá là phức tạp, khó khăn hơn, do người mắc nhiều bệnh nền nặng, quá trình phẫu thuật gặp nhiều khó khăn.
Chị Trịnh Thị Hiền được chẩn đoán mắc bệnh phổi đột lỗ LAM là bệnh hiếm gặp. Nếu không được ghép phổi, sự sống không thể kéo dài qua 5 tháng. Bệnh nhân được thực hiện tại Bệnh viện Phổi Trung ương vào tháng 4 vừa qua. Đây là ca ghép được đánh giá nhiều khó khăn với “nhiều thử thách”. Trong quá trình ghép, tĩnh mạch phổi dưới bên trái bệnh nhân bị khiếm khuyết gây ra khó khăn trong ghép phổi. Các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực ghép phổi đã phải "cân não" để tạo hình tĩnh mạch phổi dưới cho chị Hiền.
Trong suốt 7 tháng nằm viện, với nhiều lần thập tử nhất sinh, gia đình chị Hiền vô cùng xúc động. Con số 3,5 tỷ đồng cho ca ghép phổi là con số quá lớn với gia đình chị Hiền. Nếu không có sự tận tâm của các y, bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương và sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, chị Hiền có thể không sống được như hôm nay.
Việc chinh phục ca ghép phổi khó như trường hợp chị Hiền khẳng định được năng lực ghép tạng của các y, bác sĩ Việt Nam. Hằng năm, Việt Nam ước tính hàng nghìn người cần ghép phổi, nếu có nguồn tạng hiến, Việt Nam hoàn toàn làm chủ được ghép tạng với quy trình chẩn đoán điều trị nội khoa, ghép phổi tương đương như các nước Châu Âu.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết!