Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, tiêm ngừa thế nào để phòng chống hiệu quả?
Từ năm 2023 đến nay, tình hình bệnh dại tại Việt Nam diễn biến phức tạp, nhiều nơi ghi nhận ca bệnh tăng đột biến. Cả nước cũng ghi nhận số lượng người tiêm vắc xin và huyết thanh phòng dại tăng vọt trong năm 2024.
Bệnh dại và hiểm họa đối với con người
Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus nặng gây viêm não tủy cấp tính, do vi rút dại lây từ động vật có vú sang người, khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong là 100%. Tại Việt Nam, bệnh dại xuất hiện ở nhiều địa phương, nguồn truyền bệnh chính là chó, mèo. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Tiêm phòng vắc xin và huyết thanh phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn là yêu cầu bắt buộc để bảo vệ tính mạng cho bản thân.
Năm 2023 số người điều trị dự phòng bệnh dại là 674.888 người tăng hơn 45% so với năm 2022; cả nước cũng ghi nhận 82 ca tử vong do bệnh dại tại 30/63 tỉnh thành, phố. Tính đến cuối năm 2024, cả nước ghi nhận 88 ca tử vong do bệnh dại tại 34/63 tỉnh, thành phố.
Chủ quan với bệnh dại, nhiều người trả giá bằng tính mạng
Bệnh dại có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin hay huyết thanh kháng dại, tiêm ngay lập tức và đúng phác đồ có thể phòng bệnh 100%. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh dại còn rất chủ quan, lơ là, không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.

Người dân không được chủ quan lơ là, phải đến cơ sở y tế khám và điều trị khi bị cho mèo cắn.
Nhiều trường hợp được chỉ định tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại nhưng vì băn khoăn chi phí tiêm chủng cao, tâm lý sợ tốn kém tiền bạc nên đã trì hoãn mũi tiêm hoặc không tiêm. Lo ngại hơn, vì chủ quan và thiếu thông tin, người dân bị phơi nhiễm với bệnh dại đã không đến cơ sở y tế để tư vấn, tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Bên cạnh đó, còn có những trường hợp lại tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận.
Đơn cử, ca tử vong do bệnh dại ghi nhận tại thôn O Đất, xã Ia Băng, H.Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vào ngày 8.8.2024. Ngoài trường hợp tử vong là anh D., địa phương còn ghi nhận 11 trường hợp phơi nhiễm. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, trước đó, anh D. bị chó của gia đình cắn, đến cơ sở y tế để xử lý vết thương, nhưng không khai báo và cũng không tiêm huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng bệnh dại. Con chó sau khi cắn anh D. đã bị người nhà đập chết làm thịt để ăn. Kết quả điều tra cho thấy, xác minh có 11 người phơi nhiễm; trong đó, 2 người nguy cơ rất cao do trực tiếp làm thịt chó, 9 người tiếp xúc với trường hợp tử vong do bệnh dại.
Tháng 5.2024, bà D. sinh năm 1971, ngụ phường Long Tâm (TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bị mèo cào vào chân với vết xước trầy ở da, chảy máu nhẹ, do nghĩ mèo nhà nuôi nên bà D. chủ quan không đi tiêm dự phòng sau phơi nhiễm. Tháng 11.2024, bà D. có biểu hiện bị sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở và người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu với chuẩn đoán bệnh dại viêm cơ Tim cấp và tử vong sau đó vài ngày.
Ngoài ra, thực trạng hiện nay cho thấy một số nhân viên y tế vẫn còn e ngại trong việc tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại và vắc xin dại, cho rằng có nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc triển khai đưa huyết thanh kháng dại vào các điểm tiêm chủng, còn e dè các phản ứng sau tiêm.
Nhiều hệ lụy cho xã hội
Theo thống kê của ngành Y tế, những năm gần đây bình quân cả nước có khoảng 600 nghìn người bị chó, mèo cắn và trên 70 người tử vong mỗi năm dù đã có vắc xin cho cả người và động vật. Bệnh dại luôn giữ vị trí có số ca tử vong nhiều nhất trong các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, chi phí để giải quyết hậu quả khi bị chó, mèo cắn và các hệ lụy của bệnh dại tiêu tốn gần 1.000 tỉ đồng/ năm.
Bệnh dại còn gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội và các khía cạnh của đời sống như gây đau khổ cho gia đình nạn nhân; vết thương do chó cắn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm thần của nạn nhân có thể suốt đời; mất cơ hội vui chơi giải trí, nghiên cứu, học tập, làm việc và gây ảnh hưởng môi trường.
IVACRIG (Huyết thanh kháng dại tinh chế) – giải pháp hiệu quả phòng bệnh dại
Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) là đơn vị trong nước, sản xuất huyết thanh kháng dại để dự phòng bệnh dại cung cấp cho các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc trong gần 30 năm nay.
Không ngừng áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại và tuân thủ GMP vào trong sản xuất. IVAC đã cải tiến thành công sản phẩm huyết thanh kháng dại tinh chế với tên thương mại mới là IVACRIG hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.


Huyết thanh kháng dại tinh chế với tên thương mại mới là IVACRIG an toàn, có thể tiêm cho mọi lứa tuổi.
Sản phẩm IVACRIG (huyết thanh kháng dại tinh chế) được sản xuất từ huyết thanh ngựa áp dụng theo công nghệ tinh chế tiên tiến. Mỗi lô IVACRIG được đưa ra thị trường sau khi trải qua 3 cấp đánh giá về an toàn thuốc và được Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế cấp giấy chứng nhận chất lượng sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ sản xuất lô và kiểm soát chất lượng.
IVACRIG là sản phẩm có độ tinh sạch cao, an toàn, hiệu quả với giá thành hợp lý góp phần điều trị dự phòng cho người bị động vật nghi dại cắn, trung hòa virus dại giảm các khả năng gây phản ứng phụ, các phản ứng phụ (nếu có) chỉ thoáng qua và dễ dàng giải quyết như đau tại chỗ, đỏ, ngứa.

IVACRIG (Huyết thanh kháng dại tinh chế) do Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế nghiên cứu và sản xuất
Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Người dân khi bị chó mèo cắn cần kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, tuyệt đối không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Chủ quan sẽ trả giá đắt.