Các bệnh trẻ dễ mắc vào mùa xuân và cách phòng ngừa

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp cha mẹ chăm sóc con thật tốt, đón một mùa xuân ngập tràn niềm vui.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Triệu chứng của dị ứng hô hấp ở trẻ cha mẹ cần lưu ý
Một số bệnh trẻ có thể mắc trong mùa xuân
Cha mẹ lưu ý quản lý, điều trị các bệnh hô hấp thường gặp trong mùa xuân

Mùa xuân, mùa của những lễ hội, các hoạt động ngoài trời và thường kéo dài ngày.Mùa xuân là mùa phấn hoa phân tán nhiều, cùng với đó khí hậu đang dần chuyển sang mùa hè, nền nhiệt độ trong ngày thay đổi liên tục, là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra rất nhiều bệnh ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, mùa xuân cũng có thể là thời điểm cho các bệnh về đường hô hấp liên quan đến dị ứng. Phấn hoa bị gió cuốn và đi vào mũi, mắt và phổi. Từ đó, cha mẹ cần lưu cho trẻ để tránh bị mắc các bệnh vào mùa xuân.

Dị ứng phấn hoa không đe dọa đến tính mạng của trẻ, chúng chỉ gây phiền toái cho trẻ trong cuộc sống. Ngoài dị ứng phấn hoa, mùa xuân còn mang đến những vấn đề sức khỏe khác trẻ cần được đề phòng. Khi thời tiết ấm hơn, nhiệt độ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Sưng và tiết chất nhầy trong mũi

Chảy nước mắt, nóng rát và ngứa ở mắt

Sưng, thở khò khè và tạo chất nhầy trong phổi

Bệnh hen suyễn

Các tác nhân gây bệnh hen suyễn ở ngoài trời vào mùa xuân rất nhiều, có thể bao gồm phấn hoa, thay đổi nhiệt độ không khí, phân bón và thuốc chống côn trùng. Các tác nhân trong nhà như bụi, nấm mốc và hóa chất tẩy rửa cũng có thể là vấn đề gây nên căn bệnh này.

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp mãn tính, nó có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Nếu trẻ mắc bệnh hen suyễn cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để có phác đồ điều trị.

Cảm lạnh

Mùa xuân là thời gian cao điểm của cảm lạnh, đây cũng là bệnh mà trẻ gặp nhiều vào khoảng thời gian chuyển mùa này. Rhinovirus là virus gây ra khoảng 50% các loại cảm lạnh thông thường và rất dễ lây lan. Điều quan trọng cha mẹ cần nhớ là rửa tay thường xuyên cho trẻ và tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.

Cúm

Bệnh cúm không dừng lại với nhiệt độ ấm hơn của mùa xuân. Trên thực tế, virus cúm hoạt động tốt trong độ ẩm cao. Cha mẹ hãy cảnh giác và luôn rửa tay cho trẻ, đặc biệt là khi đi du lịch hoặc sau khi hoạt động ngoài trời.

Viêm dạ dày ruột

Giống như virus Rhinovirus, Norovirus phát triển mạnh trong thời tiết ấm hơn của mùa xuân. Chúng rất dễ lây lan và các triệu chứng bao gồm: đau dạ dày, chuột rút, buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa thường chỉ kéo dài trong 1-2 ngày, nhưng những người mắc bệnh thường lây nhiễm trong 3 ngày sau khi các triệu chứng thuyên giảm. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay và vệ sinh đúng cách là chìa khóa để ngăn ngừa virus dạ dày. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị sẵn thuốc khử trùng và giữ cho hệ thống miễn dịch của trẻ luôn khỏe mạnh với những bữa ăn giàu vitamin và dinh dưỡng.

Viêm họng

Nếu trẻ đã từng bị viêm họng, cha mẹ luôn biết tầm quan trọng của việc phòng ngừa. Viêm họng dễ dàng lây lan qua ho, hắt hơi và chạm vào các đồ vật có thể chứa nước bọt của người bị nhiễm bệnh, khi ra ngoài, cha mẹ hãy nhớ mang theo khăn lau khử trùng và nước rửa tay để phòng ngừa trẻ mắc bệnh ở những nơi công cộng.

Viêm kết mạc dị ứng

Nếu con trẻ có dấu hiệu đôi mắt đỏ/hồng, chảy nước mắt, cha mẹ lưu ý con có bị nhiễm trùng “mắt hồng” đáng sợ. Để xác định xem trẻ có phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng hay không, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Dị ứng côn trùng

Hầu hết những người bị côn trùng đốt hoặc cắn đều bị đau, mẩn đỏ, ngứa và sưng nhẹ ở khu vực xung quanh vết cắn hoặc vết đốt và trẻ em cũng vậy. Đây là một phản ứng bình thường.Trẻ em có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với côn trùng đốt hoặc cắn.

Phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng (sốc phản vệ) tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng cần cha mẹ lưu ý và được chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức. Nếu không điều trị ngay lập tức, sốc phản vệ có thể gây tử vong. Các triệu chứng thường liên quan đến nhiều hơn một hệ thống cơ quan (bộ phận của cơ thể), chẳng hạn như da hoặc miệng, phổi, tim và ruột.

Cha mẹ cần lưu ý để trẻ có sức khỏe tốt vào mùa xuân (Ảnh minh họa: Hà Chi).

Cha mẹ cần lưu ý để trẻ có sức khỏe tốt vào mùa xuân (Ảnh minh họa: Hà Chi).

Nếu con trẻ luôn bị ốm hoặc ho dai dẳng, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Làm việc cùng với bác sĩ chắc chắn sẽ giúp cha mẹ xác định và giảm thiểu các triệu chứng hô hấp cho trẻ.

Cha mẹ có thể thực hiện một số cách sau đây có thể giúp trẻ ngăn chặn các triệu chứng:

Theo dõi số lượng phấn hoa và nấm mốc thường có trong các bản tin thời tiết trên tivi trong mùa dị ứng. Đóng cửa sổ và cửa ra vào ở nhà và ô tô trong mùa dị ứng. Đảm bảo bộ lọc hệ thống điều hòa không khí được thay đổi theo chỉ dẫn.

Vào mùa xuân và mùa hè, trong mùa phấn hoa của cây và cỏ, mức độ phấn hoa cao nhất vào buổi tối. Cha mẹ hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời của trẻ trong thời gian này. Đi tắm, gội đầu và thay quần áo sau khi con trẻ học tập hoặc chơi ngoài trời.

Một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị dị ứng theo mùa liên quan đến phấn hoa là liệu pháp miễn dịch (tiêm phòng đầy đủ cho trẻ). Nếu trẻ gặp vấn đề nghiêm trọng về hô hấp hoặc đang bị sốc phản vệ, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất càng sớm càng tốt.

Hà Chi

Nguồn Trẻ em Việt Nam: https://treemvietnam.net.vn/cac-benh-tre-de-mac-vao-mua-xuan-va-cach-phong-ngua-d1878.html