Các đại biểu chất vấn, trả lời chất vấn lĩnh vực Giao thông vận tải, Nông nghiệp, nông thôn

PTĐT - 'Thời gian qua tình trạng xe chở hàng quá tải trọng tiếp tục diễn ra tại một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh làm hư hỏng đường và gây mất an toàn giao thông, nhất là các tuyến đường 323, 32C (hoạt động chủ yếu vào ban đêm)... Đề nghị đại biểu cho biết giải pháp để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này.

• Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Tổ đại biểu huyện Đoan Hùng chất vấn:“Thời gian qua tình trạng xe chở hàng quá tải trọng tiếp tục diễn ra tại một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh làm hư hỏng đường và gây mất an toàn giao thông, nhất là các tuyến đường 323, 32C (hoạt động chủ yếu vào ban đêm)... Đề nghị đại biểu cho biết giải pháp để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này. >>> Chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng về các vấn đề chậm thực hiện các dự án
>>> “Không để xảy ra sai sót và ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng điện”
>>> Giải trình nhiều nội dung thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
>>> Giải trình, làm rõ nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Ông Nguyễn Văn Quân - Giám đốc Sở Giao thông -Vận tải cho biết: Trên địa bàn tỉnh quản lý trên 12.300km các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện. 5 năm qua lượng ô tô tăng nhanh, trong đó lượng xe cần quản lý tải trọng tăng mạnh?”. Sau khi nhận được phản ánh của cử tri trên tuyến đường 323 qua Đoan Hùng xuất hiện tình trạng xe quá tại hoạt động vào ban đêm, ngành Giao thông vận tải phối với với cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định. Do đó đến nay đã hạn chế được tình trạng này. Trên quốc lộ 32C, nhiều xe tải trọng lớn chạy từ Trung Hà đi Yên Bái, Thanh tra Giao thông đã xây dựng trạm kiểm soát tải trọng và kiểm tra mọi phương tiện tải trọng lớn, xác định một số trường hợp vi phạm và xử lý. Tuy nhiên qua kiểm tra cũng nhận thấy nhiều xe không vi phạm quy định về tải trọng nhưng nhìn cồng kềnh gây nhầm lẫn. Mong muốn chính quyền cấp huyện, cấp xã tăng cường phối hợp nắm tình hình, kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng nếu phát hiện tình trạng xe quá tải hoạt động vào ban đêm qua địa bàn.Theo thống kê trên toàn tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua địa bàn tỉnh Phú Thọ có chiều dài 75km, hiện đang tồn tại 134 lối đi dân sinh tự mở, vi phạm hành lang an toàn đường sắt và luôn tiềm ẩn mất an toàn giao thông. Ông Nguyễn Văn Quân giải trình: Ngành Giao thông vận tải đã kiểm tra nhiều lần, xây dựng lộ trình giải tỏa các lối đi dân sinh này, đồng thời bố trí các chốt gác tại những lối đi tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao. Tuy nhiên, ý thức của người dân chưa cao dẫn đến tình trạng “hôm trước cơ quan chức năng bịt lối, hôm sau người dân lại mở lối”. Về vấn đề này Chủ tọa kỳ họp yêu cầu: Các địa phương phải tăng cường ra soát, kiểm tra và đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là người tham gia giao thông để nâng cao ý thức trong việc bảo vệ an toàn hành lang đường sắt.Cũng tại hội trường, Giám đốc Sở Giao thông -Vận tải đã phân tích thực trạng trên địa bàn tỉnh, số người hành nghề xe mô tô hai bánh vận chuyển hành khách tự phát là tương đối nhiều. Người hành nghề không có biển hiệu, trang phục để nhận biết với các đối tượng tham gia giao thông khác. Chủ tọa kỳ họp yêu cầu các cơ quan thông tin tuyên truyền cùng với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hành nghề vận chuyển hàng, khách bằng xe mô tô hai bánh báo cáo hoạt động với cơ quan chức năng; tiến tời thành lập các hội, hiệp hội để quản lý, hỗ trợ các đối tượng này.

• Đại biểu Trần Thanh Hải - Tổ đại biểu huyện Cẩm Khê chất vấn:“Trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, lĩnh vực nông nghiệp được xác định là trọng yếu, vì vậy tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ các dự án nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Tuy nhiên qua tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri phản ánh không rõ về các chính sách này. Đề nghị ngành NN&PTNT cho biết công tác tuyên truyền và triển khai nội dung này trên địa bàn tỉnh; những khó khăn, vướng mắc và biện pháp khắc phục trong thời gian tới?”

Trả lời câu hỏi của đại biểu, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, đang là xu hướng và cũng là mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm. Trong thời gian qua, ngành đã tích cực tham mưu cho tỉnh và phối hợp với các ngành, địa phương để chỉ đạo và thu về kết quả ban đầu tích cực. Tháng 7/2019 - HĐND thông qua Nghị quyết 05 về Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong đó có nội dung hỗ trợ phát triển cây bưởi gắn với quy trình sản xuất VietGap và nội dung hỗ trợ dự án sản xuất chè xanh chất lượng cao. Thực hiện nghị quyết của HĐND, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp , tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp địa phương thực hiện chính sách này. Kết quả đã có 1400 ha diện tích trồng bưởi theo quy trình, tiêu chuẩn VietGap… Tại kỳ họp này, thủ trưởng ngành Nông nghiệp cũng mong muốn HĐND có thêm quy định nội dung hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất an toàn để ngành nông nghiệp có thêm cơ sở để hiện thực hóa tốt hơn chính sách hỗ trợ các dự án nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

• Đại biểu Phạm Quang Tuyến - Tổ đại biểu huyện Lâm Thao chất vấn:“Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết các giải pháp tái đàn lợn an toàn mà ngành đã tham mưu cho tỉnh nhằm phát triển ổn định đàn lợn và giảm giá thịt lợn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?”Trả lời đại biểu, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết tỉnh đã có chỉ đạo tái đàn lợn ngay từ khi còn có dịch đối với các cơ sở chăn nuôi sao cho đảm bảo an toàn dịch bệnh. Phú Thọ cũng là địa phương được Bộ NN&PTNT đánh giá cao về kiểm soát dịch bệnh và tái đàn. Hiện nay, ngành đã các tham mưu cho UBND có chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn: Thứ nhất, đối với công tác đảm bảo an toàn dịch bệnh. Bởi dịch tả Châu Phi hiện nay vẫn chưa có vắc -xin nên nguy cơ bùng phát cao. Hiện tại còn có 18 tỉnh trên cả nước có dịch, đặc biệt trong đó có nhiều tỉnh lân cận như Hòa Bình, Sơn La… Sở NN&PTNT đã tham mưu với UBND ban hành kế hoạch và thực hiện phun khử trùng toàn tỉnh, tiêm phòng, kiểm soát lợn giống đưa vào tỉnh, đảm bảo vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi. Thứ hai, để giải quyết khó khăn đảm bảo tái đàn lợn trên toàn tỉnh, Sở đã tham mưu với UBND để tăng đàn lợn nái, lên 67.000 con. Thời điểm hết dịch năm 2019, đàn lợn của toàn tỉnh còn 600.000 con, hiện nay đã tăng lên 633.000 con, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tăng lên đến khoảng 680.000 – 700.000 con. Đạt được kế hoạch đã đề ra.Đối với vấn đề giá lợn còn cao, hiện vào khoảng 90.000 – 92.000 đồng/kg; ông Sơn cho biết để kiềm chế giá trên địa bàn tỉnh là rất khó. Dù hiện tại, Phú Thọ sản xuất lượng thịt lợn gấp 3-4 lần so với nhu cầu tiêu thụ toàn tỉnh nhưng vẫn chịu ảnh hưởng điều tiết giá chung của cả nước. Để giải quyết vấn đề này, cần chỉ đạo của Chính phủ trên phạm vi quy mô Quốc gia.Kết luận nội dung chất vấn và trả lời chất vấn về các nội dung liên quan đến ngành Nông nghiệp, Chủ tọa kỳ họp cho rằng cần phải nhân rộng việc thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy trình, tiêu chuẩn VietGap. Để làm được điều đó cần đẩy mạnh tuyên truyền với người dân, đặc biệt là người nông dân để nhân rộng các sản phẩm thế mạnh theo tiêu chuẩn VietGap. Ngành Nông nghiệp cũng căn cứ nguồn lực hiện có của ngành để tham mưu, bổ sung phát triển chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh. Đối với việc tái đàn lợn, cần xác định vai trò chủ đạo của chủ doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi; từ đó có các biện pháp khuyến khích, hướng dẫn hộ chăn nuôi, gia trại, trang trại tái đàn đảm bảo quy định an toàn thú y. Về vấn đề giá lợn tăng cao, Chủ tọa kỳ họp cho rằng đây là vấn đề không dễ thực hiện trong một sớm một chiều, cần có thời gian, lộ trình và phối kết hợp giữa Nhà nước - người dân và doanh nghiệp để kiềm chế giá lợn, đảm bảo cuộc sống cho người dân.

Nhóm PV điện tử

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/chinh-tri/hdnd-nhiem-ky-2016-2021/202007/cac-dai-bieu-chat-van-tra-loi-chat-van-linh-vuc-giao-thong-van-tai-nong-nghiep-nong-thon-171789