Các đơn vị thành viên Petrovietnam triển khai công nghệ đồng hợp Malik đạt hiệu quả cao
Thời gian qua, Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) đã phối hợp với các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng triển khai công nghệ đồng hợp Malik và đạt được hiệu quả cao.
Đồng hợp Malik là công nghệ quản trị vượt trội, có thể giải quyết mọi thách thức lớn của doanh nghiệp từ xây dựng và triển khai chiến lược, tái cơ cấu doanh nghiệp, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, cho đến phát triển sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật, công nghệ bằng cách kết nối trí tuệ và cảm xúc của các cá nhân trong doanh nghiệp.
Điểm độc đáo của đồng hợp Malik là tạo ra “siêu tương tác”, “siêu kết nối” với thời gian “siêu nhanh”, được thực hiện với sự hướng dẫn của chuyên gia và sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật số, đạt hiệu quả gấp 80 lần so với phương pháp thông thường.
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Phân bón Cà Mau) là đơn vị thành viên đầu tiên của Petrovietnam ứng dụng công nghệ đồng hợp Malik để điều chỉnh và cập nhật chiến lược. Gần 2 năm sau Hội nghị Đồng hợp, PVCFC đã đạt được kết quả vượt trên cả kỳ vọng với những bước triển khai rất hiệu quả như: Mở rộng kinh doanh quốc tế; Thực hiện M&A Nhà máy NPK; Đầu tư hệ thống logistics... Phân bón Cà Mau đã chiếm giữ đến 60% thị phần phân bón cả nước, xuất khẩu sang 18 nước trên thế giới, trong đó có những quốc gia đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng như: Australia, New Zealand. Năm 2024, Công ty đã vinh dự nhận danh hiệu Top 10 “Thương hiệu mạnh - Tăng trưởng xanh”.
Tiếp đó, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị thành viên thứ hai của Petrovietnam ứng dụng công nghệ đồng hợp Malik để triển khai kế hoạch đầu tư năm 2024. Sau 2 ngày tương tác liên tục, BSR đã đạt được các kết quả vô cùng ấn tượng, với hơn 30 cuộc thảo luận lớn nhỏ, kiến tạo hơn 440 ý tưởng và tìm ra 32 giải pháp thực tiễn, khả thi.
Gần đây nhất, trong năm 2024, Nhà máy Đạm Phú Mỹ cũng đã ứng dụng công nghệ đồng hợp Malik để nâng cao hiệu quả điều hành các cuộc họp. 30 cán bộ quản lý của Nhà máy đã trực tiếp thực hành mô phỏng với chủ đề “Sử dụng thiết bị và máy móc một cách tối ưu để giảm 5% tiêu thụ điện năng tại Nhà máy”. Kết quả mô phỏng cho thấy sự vượt trội về hiệu quả mà công nghệ đồng hợp Malik đem lại.
Làm chủ các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất trong lĩnh vực dầu khí và tiên phong ứng dụng các công nghệ mới trong quản trị sẽ là hai trụ cột vững chắc, giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đạt được mục tiêu trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực và có vị thế trên trường quốc tế.
Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) là tổ chức tư vấn chuyên sâu về chiến lược và quản trị hệ thống. SLEADER tiên phong trong việc ứng dụng các mô hình, công cụ quản trị hiện đại bậc nhất thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó nổi bật là đồng hợp Malik. Đây là công nghệ quản trị vượt trội, được Viện Malik, Thụy Sỹ chuyển giao độc quyền cho SLEADER tại Việt Nam.
Đồng hợp Malik đã được ứng dụng nhiều lần trên thế giới, trong đó có các tên tuổi lớn như: Tập đoàn Airbus, BMW, Volkswagen, Allianz... Tại Việt Nam, công nghệ đồng hợp Malik đã được hơn 10 doanh nghiệp ứng dụng, trong đó có 3 doanh nghiệp là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.