Các đồng chí lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, tham vấn và đối thoại với đội ngũ trí thức

Chiều 11/10, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tiếp xúc, gặp gỡ, tham vấn và đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chủ trì hội nghị.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chủ trì hội nghị.

Các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; các hội, hiệp hội, trường đại học và nhà khoa học, đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên phát biểu khai mạc.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên nêu rõ: Tiếp nối thành công của hội nghị tiếp xúc, gặp gỡ, tham vấn và đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa với đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh năm 2022, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tiếp xúc, gặp gỡ, tham vấn và đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh năm 2024.

“Tại hội nghị này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành của tỉnh rất mong muốn được lắng nghe những đề xuất, kiến nghị, những kế sách, giải pháp do đội ngũ trí thức tỉnh nhà đề xuất, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao. Phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước như Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII), Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định”, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn thông tin những kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng năm 2024; các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án, dự án lớn của tỉnh; những vấn đề tỉnh tham vấn đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn thông tin những kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng năm 2024; các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án, dự án lớn của tỉnh; những vấn đề tỉnh tham vấn đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã thông tin những kết quả nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng năm 2024; các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án, dự án lớn của tỉnh; những vấn đề tỉnh tham vấn đội ngũ trí thức.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tham vấn đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh 2 nội dung.

Thứ nhất là những giải pháp tăng cường hoạt động hợp tác, liên kết, gắn kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm OCOP và các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có thế mạnh của tỉnh.

Thứ hai, những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nguyễn Văn Phát báo cáo tổng hợp ý kiến, tham vấn, đối thoại, đề xuất, kiến nghị của đội ngũ trí thức với lãnh đạo tỉnh.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nguyễn Văn Phát báo cáo tổng hợp ý kiến, tham vấn, đối thoại, đề xuất, kiến nghị của đội ngũ trí thức với lãnh đạo tỉnh.

Đại diện đội ngũ tri thức trong tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nguyễn Văn Phát báo cáo tổng hợp ý kiến, tham vấn, đối thoại, đề xuất, kiến nghị của đội ngũ trí thức với lãnh đạo tỉnh gồm: Chính sách thu hút các chuyên gia, nhà khoa học có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, có chuyên môn, trình độ cao ở các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ lõi, tự động hóa, công nghiệp bán dẫn, logistics, luật, toán học, khoa học nông nghiệp về công tác tại Trường Đại học Hồng Đức. Đề nghị tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển một số nhóm nghiên cứu mạnh của tỉnh (đáp ứng tiêu chí theo Nghị định 109/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ). Đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về các lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông, tự động hóa, bảo quản chế biến, cơ khí chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao...; có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển đối với các đơn vị sự nghiệp KH&CN đủ điều kiện tham gia thị trường KH&CN, nâng cao tiềm lực KH&CN... Tỉnh sớm xây dựng đề án tổng thể “Thu hút, phát triển, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao cho các ngành trụ cột thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030”...

TS. Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trình bày tham vấn tại hội nghị.

TS. Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trình bày tham vấn tại hội nghị.

TS. Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trình bày tham vấn với chủ đề: Giải pháp tăng cường hoạt động hợp tác, liên kết, gắn kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm OCOP và các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có thế mạnh của tỉnh.

Trên cơ sở phân tích làm rõ tiềm năng và thực trạng phát triển của các nhóm sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, và sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, TS. Nguyễn Đình Hải đề xuất những nhóm giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến; phát triển chuỗi liên kết giá trị bền vững; đa dạng hóa sản phẩm và phát triển thương hiệu; phát triển thị trường và xúc tiến thương mại; phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý; giải pháp chuyển đổi số; mô hình thí điểm chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững...

PGS. TS. Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức đã trình bày tham vấn tại hội nghị.

PGS. TS. Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức đã trình bày tham vấn tại hội nghị.

PGS. TS. Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức đã trình bày tham vấn với chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, nêu lên vai trò quyết định của chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội; Thực trạng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Từ đó đề xuất với UBND tỉnh sớm ban hành cơ chế, chính sách thu hút, phát triển và sử dụng đội ngũ chuyên gia, cán bộ giảng viên có chuyên môn cao phục vụ các ngành kinh tế trọng tâm, trọng điểm của tỉnh; đề nghị UBND tỉnh triển khai xây dựng và ban hành Đề án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Đại diện các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các thành viên hội, hiệp hội, đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh trao đổi với các đồng chí lãnh đạo tỉnh.

Đại diện các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các thành viên hội, hiệp hội, đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh trao đổi với các đồng chí lãnh đạo tỉnh.

Tại hội nghị đại diện các trí thức trên địa bàn tỉnh đã trao đổi với các đồng chí lãnh đạo tỉnh những vấn đề về bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phục vụ cho du lịch góp phần vào sự phát triển của tỉnh; về phát triển kinh tế đô thị, kinh tế đêm; về coi trọng việc sử dụng nguồn nước ngọt; phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị.

Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã trao đổi những vấn đề các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các thành viên hội, hiệp hội, đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh quan tâm.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên phát biểu kết luận hội nghị.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên đánh giá cao ý kiến phát biểu của các đại biểu đã thể hiện tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, trí tuệ và rất tâm huyết. Với mục đích cùng hướng tới là vì sự phát triển nhanh, bền vững của Thanh Hóa, các đại biểu trí thức đã có những kế sách, giải pháp trên các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời các đại biểu cũng có nhiều kiến nghị, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức khoa học - công nghệ, hoạt động khoa học - công nghệ, đội ngũ làm công tác khoa học - công nghệ tỉnh.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu trí thức, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ngành trân trọng cầu thị, lắng nghe, tiếp thu để nghiên cứu, chỉ đạo trong thời gian tới. Đồng thời cũng có những giải đáp trên cơ sở quy định của pháp luật về những nội dung mà các đại biểu đã cho ý kiến.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trân trọng cảm ơn những ý kiến phát biểu hết sức trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm vì sự phát triển đi lên. Đồng thời nêu rõ: Các ý kiến đề xuất, kiến nghị, giải pháp trình bày tại hội nghị, Thường trực Tỉnh ủy sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND tỉnh tiếp thu tối đa và tập trung chỉ đạo chỉ đạo giai quyết trên cơ sở quy định của pháp luật.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đối với tỉnh Thanh Hóa, trong chỉ đạo, điều hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn nhận thức sâu sắc về vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức tỉnh nhà và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để trí thức, cống hiến sức lực của mình cho sự phát triển của tỉnh.

Thanh Hóa là tỉnh lớn, dân số đông, bởi vậy nguồn nhân lực về lao động cũng rất là dồi dào. Đây là thế mạnh, quyết định đến sự phát triển của tỉnh tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có một đội ngũ trí thức lớn, với 236.000 tri thức công tác ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế, cả khu vực hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp... Đây thực sự là lực lượng nòng cốt trên nhiều lĩnh vực hoạt động của tỉnh. Nhất là nghiên cứu triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, đời sống... nhiều trí thức là tấm gương tiêu biểu trong học tập, sáng tạo, lao động đã được Nhà nước khen thưởng, vinh danh.

Nhấn mạnh các định hướng lớn của tỉnh trong thời gian tới, trong đó đến năm 2025 nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân chung cả nước, là mục tiêu rất lớn và cũng đầy thách thức đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và dân, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, trong đó có sự đóng góp của đội ngũ trí thức tỉnh nhà.

Nêu lên những trăn trở và những vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể là tình trạng manh mún trong sử dụng đất, trong xử lý môi trường, ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện các cam kết trong liên doanh, liên kết sản xuất, trong xây dựng nông thôn mới, thiếu lao động có kỹ thuật, có tay nghề ở nông thôn; Những trăn trở của tỉnh để trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo, về phát triển kinh tế đêm ở đô thị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên nhấn mạnh: Định hướng phát triển của tỉnh tại thời điểm này đã rõ, vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện. Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp khả thi, phù hợp thực tiễn, khoa học - công nghệ, đổi mới, sáng tạo, nhiệt huyết của đội ngũ trí thức thực sự trở thành động lực cho sự tăng trưởng.

Đồng chí mong muốn bằng trí tuệ, tâm huyết của mình, đội ngũ trí thức tiếp tục có nhiều cống hiến cho sự phát triển của tỉnh, đồng thời yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi trên cơ sở quy định pháp luật để các tổ chức khoa học - công nghệ, đội ngũ trí thức trong tỉnh có điều kiện cống hiến hết mình cho sự phát triển của tỉnh.

Minh Hiếu

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/cac-dong-chi-lanh-dao-tinh-gap-go-tham-van-va-doi-thoai-voi-doi-ngu-tri-thuc-227339.htm