Bên cạnh việc mở rộng quy mô các dự án trọng điểm, phát triển hạ tầng logistics tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đề nghị tỉnh Thanh Hóa tập trung hơn nữa thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và năng lượng tái tạo.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định đồng chí Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định 'Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn', tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư là một trong ba khâu đột phá trong nhiệm kỳ; đồng thời xác định 'Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển' là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: 'Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng, nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng'. Ghi nhận đóng góp và khuyến khích cộng đồng doanh nhân dám nghĩ, dám làm, tỉnh Thanh Hóa đã và đang có những quyết sách nhằm kiến tạo nên môi trường kinh doanh thân thiện, tạo cơ hội cho doanh nghiệp (DN) hoạt động hiệu quả. Tất cả hướng tới một khát vọng chung - khát vọng thịnh vượng và kiểu mẫu.
Chiều 11/10, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tiếp xúc, gặp gỡ, tham vấn và đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 58-NQ/TW là kim chỉ nam để Thanh Hóa hướng đến mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Để hiện thực hóa 'mục tiêu lớn' đó, ngày 13.11.2021, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết số 37). Sau 3 năm triển khai, với sự chủ động, tích cực của hệ thống chính trị, nhiều cơ chế, chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, tạo động lực phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc, khó khăn cần sớm được tháo gỡ.
Nếu Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị vạch ra những đường hướng lớn về một tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh thì Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội với các cơ chế, chính sách đặc thù đã thôi thúc tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, nhằm từng bước hiện thực hóa về một tỉnh kiểu mẫu.
Chiều 30/9, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030; đánh giá kết quả công tác 9 tháng năm 2024.
Theo Sở KH&ĐT Thanh Hóa, PCI là kênh tham khảo hữu hiệu cho lãnh đạo để có thể khắc phục kịp thời những mặt chưa được và tiếp tục phát huy những điểm tốt, từ đó từng bước nâng cao môi trường đầu tư của địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi về thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, đã hơn một lần nhấn mạnh về bài học thành công, rằng 'Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy. Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới. Sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân'. Đây cũng chính là bài học để Thanh Hóa soi vào và tiếp tục hành trình 'dụng thế', 'tạo lực' mà 'đạp bằng chông gai đi tới'...
Khát vọng về một Thanh Hóa giàu đẹp, xứng với bề dày truyền thống lịch sử hào hùng và chiều sâu trầm tích văn hóa, vốn dĩ là khát vọng cháy bỏng tha thiết của bao lớp người đã sinh ra, lớn lên rồi 'trở về' với mảnh đất này. Để rồi, chỉ khi được soi rọi bằng ánh sáng của một nghị quyết mang tính 'mở đường', với những cơ chế, chính sách đặc thù; đồng thời, được thôi thúc bằng ý chí vượt lên mãnh liệt, thì khi ấy nguồn khát vọng vẫn luôn nung nấu sẽ có điểm tựa để hiện thực hóa...
Chiều 12/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng ra mắt tân Chủ tịch và các Ban của Hiệp hội. Tỉnh đang có nhiều nỗ lực hướng đến du lịch bốn mùa chào đón du khách và đặt mục tiêu đến năm 2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Chỉ trong 8 tháng năm 2024, du lịch Thanh Hóa đã hoàn thành vượt kế hoạch mục tiêu đề ra, với hơn 14 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt gần 31 nghìn tỷ đồng.
Hòa trong không khí ngày hội 'Toàn dân đưa trẻ tới trường', sáng 5/9 Trường THCS Nguyễn Du (Quảng Xương) long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024-2025 và đón nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh trao tặng.
Thanh Hóa thu hút tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công phục vụ cho việc thực hiện dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026 - 2030.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Chỉ thị số 15/CT-UBND về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 trên địa bàn tỉnh.
Với việc tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại, chỉ hơn 8 tháng, Cục Hải quan Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước năm 2024.
Đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, vừa là nguồn lực, vừa là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là 'vốn mồi' để kích hoạt, huy động đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước, tạo ra việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được coi là lực đẩy quan trọng để kích thích tăng trưởng, tạo nền tảng cho nền kinh tế bứt phá mạnh mẽ hơn trong trung và dài hạn.
Sáng 20/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 8/2024.
'Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau', triết lý này ngày càng đúng trong bối cảnh phát triển du lịch của các địa phương trong tình hình mới.
Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và đứng trước yêu cầu phát triển mới, việc quy hoạch, mở rộng địa giới hành chính TP Thanh Hóa đã và đang trở thành yêu cầu tất yếu. Để nâng cao vai trò, vị thế trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh lớn, ngày 5/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 795/QĐ-TTg công nhận đô thị Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại I. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, một dấu mốc mở ra tầm nhìn mới, vận hội mới, tạo thế và lực mới để TP Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn trong tương lai.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày 29/7/1930, là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm nhất trong cả nước. 94 năm qua, bằng trí tuệ, bản lĩnh và nghị lực kiên cường, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã chủ động vận dụng sáng tạo, linh hoạt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng, đề ra những quyết sách phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, đưa phong trào cách mạng trong tỉnh vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cùng với cả nước viết nên những trang sử vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bàn về yêu cầu của công tác lý luận trong bối cảnh hiện nay, Đảng ta đã chỉ rõ: 'Lý luận phải gắn chặt với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng và phục vụ yêu cầu phát triển đất nước'. Từ định hướng đó và qua quá trình lãnh đạo sự nghiệp dựng xây và phát triển tỉnh Thanh Hóa trong suốt 94 năm qua, đặc biệt là trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, công tác lý luận luôn được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chú trọng triển khai, bảo đảm thiết thực và phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.
Trong gần 20 năm, trải qua nhiều cương vị lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã 3 lần về thăm và 1 lần chủ trì cuộc làm việc của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh đồng chí Tổng Bí thư thực sự là một nhân cách lớn, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, trọn đời cống hiến vì Đảng, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Trái tim của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhân dân ta, đã ngừng đập! Đây là mất mát to lớn đối với Đảng ta, Nhân dân ta và bạn bè quốc tế.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) là chủ trương lớn, đã được xác định tại Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các tổ chức, cá nhân, HTX đầu tư sản xuất NNCNC, nông nghiệp thông minh gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh nhằm gia tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác.
Với con số tăng trưởng GRDP ấn tượng ước đạt 11,5%, Thanh Hóa đang ngày càng tiệm cận mục tiêu trở thành một 'cực tăng trưởng mới', khi xếp thứ 3 cả nước và đứng đầu nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Vậy, đâu là lời giải cho thành quả rất đáng tự hào ấy?
Năm 2024, Trường ĐH Hồng Đức mở thêm 4 ngành mới, gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế nông nghiệp, Huấn luyện thể thao, Quản lý xây dựng.
Ngày 16/7, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn; Văn phòng Điều phối Vệ sinh An toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo: 'An ninh- An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động'.
là chủ đề của Hội thảo do Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn, Văn phòng Điều phối Vệ sinh an toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức ngày 16/7.
Chiều 12/7, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh.
Ngày 8/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khai mạc kỳ họp lần thứ 20. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dự phiên khai mạc.
6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 11,5%, đứng thứ 3 cả nước (sau Bắc Giang, Khánh Hòa)...
Ngày 8/7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 20. Về dự, chỉ đạo tại Kỳ họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Sáng 8/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự khai mạc Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa sẽ xem xét, quyết định những vấn đề lớn thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh Thanh Hóa, tham dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Sáng 8/7, tại Trung tâm hội nghị của tỉnh (25B, TP Thanh Hóa), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự khai mạc Kỳ họp thứ 20, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Sáng 8/7, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 20.
Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đang diễn ra. Về dự, chỉ đạo tại kỳ họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Sáng nay, 8.7, tại thành phố Thanh Hóa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự khai mạc Kỳ họp thứ 20, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 - kỳ họp xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới.
Sáng 8/7, tại thành phố Thanh Hóa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Thời gian qua, Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình an ninh, chính trị, xung đột vũ trang trên thế giới có nhiều bất ổn; kinh tế trong nước bị ảnh hưởng, nguồn nguyên liệu đầu vào tăng mạnh... Cùng với cơ chế, chính sách chưa thực sự đồng bộ; nhiều doanh nghiệp sản xuất bị đình trệ hoặc phải rời khỏi thị trường, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh (SXKD) của đơn vị.
Báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Việc tuyên truyền Nghị quyết của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cơ quan báo chí, người làm báo, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết đề ra.
Sáng 19/5, thành phố Thanh Hóa khởi công các công trình trọng điểm có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh, hiện đại, sớm thuộc nhóm thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.
Phong trào thi đua (PTTĐ) 'Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiên phong hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh, thịnh vượng' giai đoạn 2021-2030 do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phát động nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh theo Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo, phong trào đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Sáng 9/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 5.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca bất diệt trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Để rồi, khí phách Điện Biên Phủ hào hùng và tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, đã trở thành hào khí non sông, thấm sâu vào mạch nguồn dân tộc, trở thành động lực và tiếp thêm sức mạnh để thôi thúc hậu thế khát vọng viết tiếp khúc tráng ca Điện Biên Phủ thời đại mới...
Xây dựng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng; đồng thời, chính sách phải vì con người, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể. Đây vừa là định hướng, vừa là mục tiêu trong quá trình thực hiện các chính sách xã hội hiện nay.
Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.