Các ngân hàng Trung Quốc cho phép gia hạn thanh toán do lệnh phong tỏa ở Thượng Hải
Các ngân hàng lớn của Trung Quốc đang cho phép người dân ở Thượng Hải trì hoãn các khoản thanh toán thế chấp của người dân thành phố như một phần trong nỗ lực mạnh mẽ của Trung Quốc để hỗ trợ thành phố được coi là trung tâm tài chính của quốc gia này trong cuộc chiến chống Covid-19.
Chủ tịch Bocom Liu Jun cho biết, hiện Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng truyền thông Trung Quốc (Bocom) đang chấp thuận cho khách hàng Thượng Hải gia hạn thanh toán đối với các khoản vay thế chấp của người dân thành phố trong thời hạn 3 tháng.
Còn đối đối với Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã cho phép khách hàng trì hoãn thanh toán cả khoản vay thế chấp và vay tiêu dùng trong tối đa 28 ngày, trong khi đó Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết mọi hồ sơ thanh toán quá hạn do đại dịch Covid-19 sẽ bị xóa bỏ.
Thượng Hải hiện đang là tâm chấn của đợt bùng phát tồi tệ nhất ở Trung Quốc kể từ những ngày đầu của đại dịch ở Vũ Hán và các nhà chức trách đã tăng cường các biện pháp phòng dịch nhằm dập tắt dịch bệnh.
Theo Tân Hoa Xã đưa tin “Thượng Hải tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn thành phố từ ngày 5/4cho đến khi có thông báo mới và đây thực sự trở thành một cơn ác mộng khi 25 triệu cư dân của thành phố bị phong tỏa trong nhà, trong khi đó người dân đang phải vật lộn để tìm kiếm nhu yếu phẩm và sự bất bình ngày càng tăng của người dân thành phố”.
Thượng Hải đã ghi nhận hơn 26.000 ca nhiễm Covid mới trong ngày Chủ nhật, mức cao nhất mọi thời đại, khi đợt bùng phát dịch lớn nhất được ghi nhận ở Trung Quốc tiếp tục lan rộng bất chấp các đợt phong tỏa kéo dài.
Chuyên gia Xu Tianchen, nhà kinh tế Trung Quốc tại The Economist Intelligence Unit, chia sẻ, được biết đến với tên gọi Covid Zero, chiến lược này đã trở nên kém hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát trong nước do sự lây lan ngày càng tăng của các biến thể mới và gây rối loạn hơn cho các hoạt động kinh tế và cuộc sống của người dân.
“Động thái này lặp lại những nỗ lực tương tự vào đầu năm 2020 khi Trung Quốc công bố gia hạn thanh toán kéo dài một tháng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc, cũng như các chính sách cho vay ưu đãi, bao gồm các thỏa thuận linh hoạt đối với các khoản thanh toán thế chấp và thẻ tín dụng, cho những doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch”. Ông Xu Tianchen cho biết.
Morgan Stanley dự báo ngay sau khi Thương Hải gia hạn đóng cửa, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng bằng 0 trong quý đầu tiên của năm 2022. Dự báo này thấp hơn so với ước tính trước đó là tăng trưởng 0,6% hàng quý. Ngân hàng đầu tư của Mỹ cũng kỳ vọng Trung Quốc sẽ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% hàng năm.
Theo ông Liu Zhongrui, Phó giám đốc Vụ Thông tin Thống nhất của Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, hiện các ngân hàng ở Trung Quốc có hơn 52,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (8,2 nghìn tỷ USD) dư nợ cho lĩnh vực bất động sản, bao gồm 38,3 nghìn tỷ nhân dân tệ thế chấp cá nhân, chiếm khoảng 27% tổng cho vay của cả nước.
Tăng trưởng lợi nhuận tại các ngân hàng lớn của Trung Quốc đang bị đe dọa bởi cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành trên thị trường bất động sản và sự bùng phát dịch Covid-19.
Chủ tịch Bocom, Liu Jun cho biết, “Các Ngân hàng đang phải đối mặt với năm thách thức lớn nhất vì một số lý do như dịch Covid-19, rủi ro địa chính trị và nhu cầu trong nước giảm”.