Các nhà sản xuất ôtô Mỹ đầu tư vào công nghệ sản xuất pin lithium
John Peichel thuộc bộ phận công nghệ nước của Suez PA, công ty bán thiết bị cho ngành công nghiệp lithium, cho biết việc tiếp cận nguồn nước sạch là một trong những trở ngại chính đối với DLE.
Các nhà sản xuất ôtô, nhà đầu tư và thậm chí cả công ty lớn nhất thế giới hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí Schlumberger NV đang bắt đầu áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường để sản xuất lithium, nhằm đáp ứng hơn 25% nhu cầu về kim loại này cho pin lithium dành cho xe điện (EV) vào cuối thập niên này.
Stellantis, quỹ Breakthrough Energy Ventures của tỷ phú Bill Gates và các nhà đầu tư khác đã đầu tư hàng triệu USD hoặc ký kết các thỏa thuận cung cấp với các công ty khởi nghiệp khai thác lithium trực tiếp (DLE) trong những tháng gần đây nhằm nỗ lực đưa công nghệ này vào sản xuất thương mại, dự kiến trong một hoặc hai năm tới.
Công nghệ DLE sử dụng ít đất và nước ngầm hơn so với phương pháp khai thác đá cứng và các bể nước muối bốc hơi, những cách truyền thống để xử lý kim loại trắng. Các nhà phân tích trong ngành coi đây là một cách mới để giúp đảm bảo nguồn cung cấp lithium cho ngành công nghiệp EV, nếu công nghệ này có thể hoạt động trên quy mô lớn.
Công nghệ DLE tương tự với phương thức sử dụng các chất làm mềm nước gia đình thông thường, giúp loại bỏ kim loại khỏi nước uống. Quá trình này có thể mất ít nhất một vài giờ để lọc kim loại bên trong một nhà kho cỡ trung bình. Ngược lại, các bể bốc hơi truyền thống có thể rộng hàng trăm mẫu Anh, thoát nước qua các tầng chứa nước gần đó và mất vài năm để sản xuất lithium.
Tuy nhiên, viện vận hành các công nghệ DLE đắt hơn so với các bể bay hơi, sử dụng ánh sáng Mặt Trời, và yêu cầu lượng lớn nước ngọt và điện.
Albemarle Corp và các nhà sản xuất lithium truyền thống khác cho biết họ đã nghiên cứu công nghệ DLE nhưng cảm thấy chúng sẽ không trở thành xu hướng phổ biến cho đến cuối thập niên này, do những lo ngại về việc sử dụng nguồn năng lượng và nước lớn.
John Peichel thuộc bộ phận công nghệ nước của Suez PA, công ty bán thiết bị cho ngành công nghiệp lithium, cho biết việc tiếp cận nguồn nước sạch là một trong những trở ngại chính đối với DLE.
Schlumberger, được biết đến với công việc phá vỡ thủy lực, đang xây dựng một dự án DLE ở Nevada và cho biết "mục tiêu cuối cùng" của công ty là sản xuất lithium mà không cần nguồn nước ngọt nào. Để đạt mục tiêu này, Bộ Năng lượng Mỹ đã tổ chức cuộc thi treo giải tới 4 triệu USD cho những phát triển công nghệ địa nhiệt lithium tốt nhất./.