Các nhà văn nổi tiếng phải chống chọi với trầm cảm

Ernest Hemingway, Leo Tolstoy hay F. Scott Fitzgerald phải vật lộn với trầm cảm, thậm chí còn mang những trải nghiệm không dễ chịu đó vào trong tác phẩm của mình.

Phía sau sự thành công với nhiều tiểu thuyết nổi tiếng và giải thưởng danh giá, nhiều tác giả vĩ đại cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe tinh thần, trầm cảm suốt cuộc đời.

Ernest Hemingway

Theo India Times, khi nhắc đến những nhà văn nổi tiếng mắc bệnh tâm thần, Ernest Hemingway thường là cái tên đầu tiên được nghĩ đến. Hemingway là tiểu thuyết gia, nhà văn viết truyện ngắn và nhà báo xuất sắc người Mỹ.

Một số cuốn sách nổi tiếng nhất của ông bao gồm Ông già và biển cảGiã từ vũ khí. Ông cũng giành được giải thưởng Nobel Văn học vào năm 1954. Ngày nay, nhiều tiểu thuyết của ông được coi là tác phẩm kinh điển mà mọi người nên đọc.

Hemingway đạt được thành công bất chấp những vấn đề về sức khỏe tâm thần suốt đời. Ông được biết đến là một người nghiện rượu nặng. Như Hemingway đã nói: "Một người thông minh đôi khi buộc phải say rượu để dành thời gian với những kẻ ngốc".

Cùng chứng nghiện rượu, Hemingway còn bị trầm cảm nặng và gia đình ông cũng có tiền sử trầm cảm (cha, anh trai và em gái). Năm 1961, Hemingway được điều trị bằng liệu pháp sốc điện để điều trị tình trạng sức khỏe tâm thần của mình nhưng không có hiệu quả.

Sylvia Plath

Sylvia Plath được coi là một trong những nữ nhà văn Mỹ vĩ đại nhất mọi thời đại. Bà viết truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng có lẽ nổi tiếng nhất nhờ thơ. Plath được ghi nhận là người đã làm cho thể loại "thơ thú tội" trở nên nổi tiếng.

 Sylvia Plath bắt đầu bị trầm cảm lâm sàng từ năm 19 tuổi khi đang học đại học. Ảnh: Thetimes.

Sylvia Plath bắt đầu bị trầm cảm lâm sàng từ năm 19 tuổi khi đang học đại học. Ảnh: Thetimes.

Tác phẩm của bà thường kể về trải nghiệm cuộc sống của chính mình và minh họa cuộc đấu tranh với các bệnh tâm thần, như trầm cảm, theo The Times. Hai tập thơ nổi tiếng nhất của Plath là The ColossusAriel.

Plath bắt đầu bị trầm cảm lâm sàng ở tuổi 19 khi đang học đại học. Chứng trầm cảm vẫn tiếp diễn trong nhiều năm dù bà đã dùng thuốc và liệu pháp sốc điện. Năm 2001, nhà tâm lý học James C. Kaufman đã đặt ra thuật ngữ "Hiệu ứng Sylvia Plath", cho thấy rằng các nhà thơ có nhiều khả năng mắc các bệnh tâm thần hơn những nghề sáng tạo khác chẳng hạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.

Leo Tolstoy

Tác giả người Nga Leo Tolstoy được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất mọi thời đại. Từ năm 1902 đến năm 1906, mỗi năm ông đều nhận được đề cử giải Nobel Văn học. Hai cuốn sách nổi tiếng nhất của Tolstoy, Chiến tranh và hòa bìnhAnna Karenina, có cốt truyện chi tiết và lối viết hiện thực, cuốn hút người đọc ngay từ đầu.

 Văn hào Leo Tolstoy phải đối mặt với chứng trầm cảm trong nhiều năm. Ảnh: Russiabeyond.

Văn hào Leo Tolstoy phải đối mặt với chứng trầm cảm trong nhiều năm. Ảnh: Russiabeyond.

Văn hào Tolstoy xuất thân từ một gia đình giàu có và tài năng của ông được mọi người công nhận. Tuy nhiên, ông vẫn có những khó khăn của mình. Trong cuốn Những lời thú tội, Tolstoy nói về việc lạm dụng rượu, chứng trầm cảm và ý nghĩ tự tử của mình. Ông viết: "Bản thân tôi cũng không biết mình muốn gì: Tôi sợ cuộc sống, muốn thoát khỏi nó, nhưng vẫn hy vọng điều gì đó ở nó".

Virginia Woolf

Virginia Woolf là một tiểu thuyết gia, nhà tiểu luận và nhà xuất bản nổi tiếng người Anh. Một số tiểu thuyết nổi tiếng của Woolf bao gồm The Voyage Out Mrs. Dalloway.

Woolf chủ yếu được biết đến như một nhà ủng hộ quyền phụ nữ thế kỷ XX, viết về sự áp bức phụ nữ. Ngày nay, tác phẩm của Woolf vẫn được giảng dạy và nghiên cứu trong các lớp văn học trên khắp thế giới.

Woolf không có một tuổi thơ dễ dàng và điều đó dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe tâm thần suốt đời. Năm 1895, bà bị suy sụp tinh thần sau khi mẹ đột ngột qua đời. Chỉ vài năm sau, chị gái cùng cha khác mẹ của bà qua đời.

 Dù thành công và được biết đến trên khắp thế giới, Virginia Woolf luôn coi mình là một kẻ thất bại. Ảnh: Charleston.

Dù thành công và được biết đến trên khắp thế giới, Virginia Woolf luôn coi mình là một kẻ thất bại. Ảnh: Charleston.

Bà cũng từng bị những người anh cùng cha khác mẹ của mình lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Tất cả những điều này đã khiến Woolf bị trầm cảm nặng và suy sụp tinh thần trong suốt cuộc đời. Mặc dù là nhà văn thành công, Woolf luôn coi mình là một kẻ thất bại.

Edgar Allan Poe

Edgar Allan Poe là tác giả và nhà thơ truyện ngắn cổ điển người Mỹ. Một số tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm The RavenThe Tell-Tale Heart. Poe được ghi nhận là người sáng tạo ra thể loại trinh thám và thường viết những tác phẩm u ám. Trong một lá thư gửi cho một người hâm mộ, Poe từng viết: "Tôi trở nên điên loạn và mất tỉnh táo trong một thời gian dài".

 Edgar Allan Poe

Edgar Allan Poe

Đáng buồn thay, Poe cũng phải đấu tranh với bệnh tâm thần bao gồm trầm cảm mạn tính, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu và lạm dụng chất gây nghiện. Poe qua đời trong bệnh viện vì những biến chứng liên quan đến lạm dụng rượu.

F. Scott Fitzgerald

Là tác giả của The Great GatsbyThe Curious Case of Benjamin Button, F. Scott Fitzgerald đã xuất bản nhiều sách, truyện ngắn và tiểu luận trong suốt cuộc đời của mình. Tuy nhiên, điều thú vị là ông trở nên nổi tiếng hơn sau khi qua đời.

Ông và vợ Zelda sống một cuộc sống hối hả với đầy tiệc tùng và xa hoa, giống nhân vật Jay Gatsby của ông. Vợ ông, Zelda, cũng là một tác giả và được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt vào những năm 1930. Trong khi đó, Fitzgerald bị trầm cảm, nghiện rượu và lạm dụng chất gây nghiện. Ông qua đời ở tuổi 44 vì một cơn đau tim.

Ngọc Hân

Nguồn Znews: https://znews.vn/cac-nha-van-noi-tieng-phai-chong-choi-voi-tram-cam-post1497554.html