Bất chấp những nỗ lực đáng kể, các nước Baltic sẽ không thể buộc Liên minh châu Âu (EU) sớm từ bỏ khí đốt Nga, nhận định nói trên được đăng tải bởi tờ The Hill của Mỹ.
Như đã nhắc nhở, Latvia, Lithuania và Estonia đã hoàn toàn việc từ bỏ nhập khẩu nhiên liệu xanh từ Nga. Đồng thời ban lãnh đạo các nước này bắt đầu gây áp lực lên những quốc gia khác trong Liên minh châu Âu, thúc giục họ làm điều tương tự.
“Áp lực lên Liên minh châu Âu ngày càng lớn khi các nước Baltic đã tắt van khí đốt". Tờ The Hill đánh giá, liệu điều này có khiến các nước châu Âu khác từ chối khí đốt của Nga hay không là một câu hỏi lớn.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ủng hộ các lệnh trừng phạt đối với Nga, nhưng nhấn mạnh rằng lệnh cấm vận năng lượng sẽ gây ra nhiều tổn hại với Đức hơn là Nga. Điều này như các nhà phân tích lưu ý, áp dụng cho hầu hết các nước EU.
“Đức đang ở vào tình thế đặc biệt khó khăn khi nước này nhập khẩu khoảng 55% lượng khí đốt từ Nga vào năm 2021. Liên minh châu Âu nói chung nhận được khoảng 40% ", tờ The Hill cho biết.
Nhìn chung, các nước Baltic nếu như từ chối nhập khẩu khí đốt từ Liên bang Nga, trên thực tế sẽ không gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho Moskva. Ví dụ, tỷ lệ khí đốt của Nga trên thị trường năng lượng Lithuania chỉ là 26% vào năm 2021.
Đồng thời, các nước châu Âu khác phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung từ Nga và dự báo họ sẽ không nghe theo lời khuyên của Lithuania, Latvia và Estonia - những quốc gia đang cố gắng thuyết phục EU cấm vận quy mô lớn.
“Nền kinh tế của các nước Baltic nhỏ hơn nhiều so với các cường quốc châu Âu khác đang nhập khẩu khí đốt Nga. Việc Lithuania, Estonia và Latvia từ chối nguồn cung cấp nhiên liệu sẽ ít ảnh hưởng đến Nga hơn so với việc các quốc gia lớn từ bỏ", The Hill viết.
Bà Brenda Shaffer - cố vấn cao cấp về năng lượng của Tổ chức Bảo vệ các nền dân chủ giải thích, châu Âu đơn giản là chưa sẵn sàng thực hiện các biện pháp quyết liệt như vậy, vì điều này sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế của họ.
“Đối với một quốc gia như Đức, nơi phụ thuộc vào công nghiệp nặng bao gồm thép, ô tô và nhiều ngành khác - vấn đề giá khí đốt có ý nghĩa kinh tế rất khác so với một quốc gia như Lithuania, vốn chủ yếu tham gia vào ngành công nghiệp nhẹ”, bà Schaffer nói.
Vị chuyên gia cũng nhắc lại rằng Đức có những mục tiêu đầy tham vọng về khí hậu, điều này cũng ngăn cản quốc gia có nền kinh tế lớn nhất EU từ bỏ khí đốt Nga và thay thế bằng nguồn cung cấp LNG của Mỹ, như các nước Baltic đã làm.
Theo bà Schaffer, đã có xung đột lợi ích trong Liên minh châu Âu từ lâu, khi chính sách khí hậu không cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng gây tổn hại đến môi trường.
Các cơ sở này bao gồm các trạm để lưu trữ và tái cấp khi tự nhiên hóa lỏng LNG từ Mỹ, trong khi đó khí đốt được cung cấp qua đường ống từ Liên bang Nga ít gây hại cho môi trường hơn.
Tuy vậy vị chuyên gia cũng lưu ý rằng trong ngắn hạn Liên minh châu Âu chưa thể loại bỏ khí đốt Nga, nhưng trong tương lai thì chưa có gì bảo đảm điều đó.
Việt Dũng