Các nước cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt để ứng phó với thảm họa khí hậu
Không chỉ Sudan, Pakistan, những nơi có những thảm họa khí hậu đòi hỏi có sự chuẩn bị.
Những năm gần đây, thế giới đã cảm nhận thấy rõ sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết thất thường. Đặc biệt chú ý, những tháng hè vừa qua, hiện tượng này liên tục xảy ra ảnh hưởng cuộc sống loài người. Các nước có địa hình và điều kiện khí hậu khác nhau đang chịu gánh nặng tương tự: kiềm chế thiệt hại liên quan đến thời tiết.
Báo cáo về cái chết, khó khăn kinh tế, nhân đạo trên tất cả 4 bán cầu của thế giới vẫn đều đặn. Chỉ trong năm nay, danh sách bao gồm: hạn hán ở Anh, nắng nóng kỷ lục ở châu Âu gây ra nhiều vụ cháy rừng ở Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha; lũ lụt ở nhiều bộ phận của Úc và cả ở Ấn Độ và Bangladesh khiến hàng triệu người mất nhà cửa; bão và lở đất chết người ở Brazil, Philippines mới đây. Nước Mỹ chứng kiến trận lũ lụt ở bang Texas lần đầu tiên trong 200 năm giữa bối cảnh hạn hán; và rõ ràng hơn trong vài ngày qua, tàn phá Sudan, Pakistan, cướp đi nhiều sinh mạng.
Để đối phó tình trạng lũ lụt ở 6 bang, Sudan đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Theo LHQ, lũ lụt đã ảnh hưởng đến 136.000 người, 89 người chết và 40 người bị thương. Cảnh quay từ flycam cho thấy nhiều ngôi làng chìm trong biển nước. Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, năm ngoái Sudan cũng hứng chịu cảnh bi thảm này. Với sự đều đặn của hiện tượng thời tiết như vậy, sẽ cháy rừng hoặc bão tố, phải cẩn trọng hơn trong mỗi quốc gia, tăng cường khả năng ứng phó với khí hậu. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc hơn để đối phó là yếu tố sống còn hạn chế thiệt hại.
Tuy nhiên, thời điểm hiện nay để đáp ứng với yêu cầu khẩn cấp, Các tiểu vương quốc Ả rập (UAE) viện trợ cho Sudan, Pakistan. Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan đã ký sắc lệnh viện trợ cho Sudan trị giá khoảng 6 tỷ USD, 30 tấn lương thực, 10.000 lều và sẽ còn tiếp tục khi UAE mở cầu hàng không nhân đạo. Giống như Sudan, ông Sheikh Mohamed viện trợ cho Pakistan 3.000 tấn lương thực và gói hàng nhân đạo khác.
Những tổn thương sau thảm họa như vậy không phải khắc phục dễ dàng. Thật vậy, khi sinh mạng mất đi, gia đình ly tán, thường để lại vết sẹo vĩnh viễn. Nhưng dù có tổn thương lớn bao nhiêu thì các hoạt động cứu trợ đều có ích khi các nước giàu nỗ lực giúp các nước nghèo khó khăn. Đó là phản ứng thích hợp tốt nhất vốn được hoan nghênh tại Đại hội đồng LHQ diễn ra năm ngoái khi Thủ tướng Cộng hòa Barbados, bà Mia Amor Mottley, người có bài phát biểu ủng hộ mạnh mẽ việc hỗ trợ các nước đang phát triển dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
Ở bất kỳ khu vực bị ảnh hưởng nào trên thế giới, những gói hàng cứu trợ gồm thực phẩm, vật tư y tế là cứu cánh của những người có nhà cửa bị nước cuốn trôi và những trường hợp không có nơi trú ẩn, sống trong màn trời chiếu đất. Tính nghiêm trọng tình hình lũ lụt ở tỉnh Sindh của Pakistan đã được tóm lược trong danh sách người chết gia tăng, với con số lên tới 1.033 người, do mực nước sông Indus – con sông dài nhất và quan trọng nhất của Pakistan bị vỡ.
Không thể tránh khỏi thảm họa thiên tai, hình ảnh những người đang vật lộn với hậu quả của thảm họa như vậy, lãnh đạo các nước không chỉ thỏa mãn mục tiêu khí hậu của họ như đã nói tại hội nghị khí hậu COP 27 ở Ai Cập tháng 11 năm qua, mà còn phân bổ nguồn lực nhiều hơn nữa để đối phó thảm họa. Điều này sẽ giúp các nước trên tất cả bán cầu, ứng phó hiệu quả với những thảm họa khí hậu không thể tránh khỏi. Lũ lụt và hỏa hoạn không thể ngăn chặn, nhưng hành tinh ngày càng ấm lên, các quốc gia không chuẩn bị ứng phó sẽ nhận hậu quả với cái giá đắt phải trả, trong những năm tới.