Các quốc gia Đông Á hướng tới thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Hợp tác khu vực Đông Á là cơ hội để mỗi quốc gia cùng nhau trao đổi, thảo luận, chuẩn bị tốt nhất cho quá trình tham gia đàm phán xây dựng thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Hội thảo“Hợp tác khu vực hướng đến Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa”, ngày 26/7, với sự tham dự của đại diện từ 11 quốc gia thuộc Đối tác Quản lý Mội trường biển Đông Á (PEMSEA)...

Chia sẻ tại hội thảo, ông Trương Đức Trí - Phó Cục trưởng Cục Biển và hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, Chính phủ Việt Nam luôn đề cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học biển, môi trường biển và đới bờ, cũng như giải quyết vấn đề rác thải nhựa, rác thải nhựa đại dương. Những nỗ lực này nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

Ông Trương Đức Trí - Phó Cục trưởng Cục Biển và hải đảo Việt Nam cho rằng, Việt Nam luôn đề cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Ông Trương Đức Trí - Phó Cục trưởng Cục Biển và hải đảo Việt Nam cho rằng, Việt Nam luôn đề cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

“Khi Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa được thông qua sẽ là minh chứng sống động, thể hiện tinh thần gắn kết và hợp tác giữa các quốc gia trong việc chung tay giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nói chung và ô nhiễm nhựa nói riêng", ông Trí nói.

Hợp tác khu vực chính là cơ hội để mỗi quốc gia cùng nhau trao đổi, thảo luận để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình tham gia đàm phán xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Các đại biểu tham dự hội thảo “Hợp tác khu vực hướng đến Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa”.

Các đại biểu tham dự hội thảo “Hợp tác khu vực hướng đến Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa”.

Theo bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, vai trò nòng cốt của sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa đang gia tăng là mời tất cả các bên liên quan (các cơ quan chính phủ, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát triển và cá nhân) tham gia.

Khía cạnh quan trọng trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa là công nhận, hỗ trợ, tăng cường đóng góp của những người lao động xử lý chất thải phi chính thức vào hệ thống quản lý chất thải.

Thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa cũng đòi hỏi nguồn tài chính đầy đủ, đặc biệt là thông qua các cơ chế tài chính sáng tạo, bảo đảm các nỗ lực được hỗ trợ đầy đủ để tạo ra những biến đổi trên thực tế.

Ngân Hà

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/moi-truong/cac-quoc-gia-dong-a-huong-toi-thoa-thuan-toan-cau-ve-o-nhiem-nhua/20230726014204118