Các quy định của pháp luật về phạm vi, lĩnh vực và hình thức trợ giúp pháp lý

Các quy định của pháp luật về phạm vi, lĩnh vực và hình thức trợ giúp pháp lý nên biết, để không ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Hỏi: Tôi cư trú tại huyện Ngân Sơn, là bị hại trong vụ án trộm cắp tài sản. Do là người có công với cách mạng nên tôi thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Vậy tôi muốn hiểu rõ các quy định của pháp luật về phạm vi, lĩnh vực và hình thức trợ giúp pháp lý?

Trả lời:

Về phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý Điều 26 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định:

1. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;

b) Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;

c) Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

Trung tâm thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Cục Trợ giúp pháp lý đối với các vụ việc không phụ thuộc vào nơi cư trú của người được trợ giúp pháp lý hoặc nơi xảy ra vụ việc trợ giúp pháp lý.

2. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.

3. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.”

Về lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý

Điều 27, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định:

1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: Tham gia tố tụng; Tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng./.

TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC KẠN

Nguồn Bắc Kạn: https://baobackan.vn/cac-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-pham-vi-linh-vuc-va-hinh-thuc-tro-giup-phap-ly-post65582.html