Các sự kiện địa chính trị có tác động yếu hơn đến giá cả so với đá phiến Mỹ
Hồi đầu tuần này, sau cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel, giá dầu đã nhích lên. Tuy nhiên, giá chỉ nhích lên chứ không tăng vọt.
Ngay sau đó, giá dầu có xu hướng giảm trong bối cảnh tồn kho của Mỹ tăng và quan điểm cho rằng chúng ta có thể đã qua thời kỳ leo thang đỉnh điểm trong căng thẳng thương mại tại Trung đông.
Người ta có thể lập luận rằng thị trường diễn biến như vậy là do tình hình rõ ràng đã được xoa dịu nhanh chóng, không bên nào sẵn sàng leo thang, nhưng đây có thể chỉ là một phần lý do khiến giá dầu phản ứng như vậy. Lý do khác là nguồn cung đá phiến của Mỹ – và nguồn cung đó có thể sắp trở nên hạn chế hơn.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo trong tuần này rằng số lượng giếng đã được khoan nhưng chưa hoàn thành (DUC), đã tăng lần đầu tiên trong một năm vào tháng 3. Sự gia tăng này không có gì đáng ngạc nhiên, chỉ có 9 giếng mới được khoan nhưng không sử dụng fracking, với tổng số là 4.522. Nhưng điều đó cho thấy các công ty khoan dầu không dồn mọi thứ họ có vào tăng trưởng sản lượng - mặc dù gần đây giá WTI đã tiến gần hơn đến mức 90 USD/thùng.
Điều này không thực sự bất ngờ, ít nhất là dựa trên những dự báo trước đó của EIA về xu hướng sản lượng dầu của Mỹ trong năm nay. Cơ quan này cho biết vào đầu năm nay rằng họ dự kiến tốc độ tăng trưởng của năm 2024 sẽ khiêm tốn hơn nhiều so với năm ngoái. Đây cũng không phải là tổ chức duy nhất dự đoán sự chậm lại.
Hãng dịch vụ mỏ dầu David Messler đã dự báo vào tháng trước rằng sản lượng dầu ở khu vực đá phiến có thể sắp đạt đỉnh và sau đó chững lại. Messler viện dẫn lý do tỷ lệ sụt giảm ngày càng tăng đối với các giếng đá phiến và sự bùng nổ của các thương vụ mua lại trong lĩnh vực dầu mỏ.
Ở thời điểm hiện tại, mức đỉnh mà Messler dự đoán sẽ không thành hiện thực trong năm nay. Nhưng số liệu "fracking" mới nhất ủng hộ dự đoán của EIA rằng tăng trưởng sẽ chậm lại. Điều này sẽ ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp đến giá dầu, giống như việc sản lượng giảm trong tháng 1 do thời tiết mùa đông đã ảnh hưởng đến giá, giúp giá tăng cao.
Hiện tại, tất cả đều có vẻ ổn, với EIA dự báo sản lượng dầu từ mỏ đá phiến sẽ tăng 16.000 thùng/ngày trong tháng 5. Điều này sẽ nâng tổng sản lượng của các mỏ đá phiến lên 9,86 triệu thùng mỗi ngày, trong đó Permian đóng góp 11.500 thùng/ngày vào tổng mức tăng sản lượng trong tháng.
Hồi đầu tháng này, hãng Reuters dẫn lời các giám đốc điều hành trong ngành cho biết có rất ít động lực để tăng trưởng sản lượng mạnh mẽ vì giá khí đốt và chi phí cao hơn.
Tất cả các dự báo nói về sự bùng nổ liên tục trong lĩnh vực đá phiến đều viện dẫn những yếu tố như nhu cầu và hiệu quả của quy trình khai thác tăng lên, song, chỉ những dự báo tốt hơn trong số đó mới thừa nhận các yếu tố như chi phí.
Đây là những yếu tố quan trọng cần được đề cập vì chúng thúc đẩy các quyết định lập kế hoạch khai thác ít nhất bằng với kỳ vọng về nhu cầu, nếu không muốn nói là nhiều hơn, khi bạn bổ sung thêm các quy định ngày càng nghiêm ngặt liên quan đến khí hậu.
Một giám đốc điều hành dịch vụ mỏ dầu nói với Reuters vào tuần trước: "Chúng tôi cần giá khí đốt lên tới 2,50 USD để tăng hoạt động tổng thể. Các khách hàng Permian có khí đốt đồng hành đang nhận thấy sự chênh lệch khủng khiếp".
Enverus đã xác nhận sự không sẵn lòng trong ngành trong việc thúc đẩy khai thác một cách mạnh mẽ. Nhà phân tích Alex Ljubojevic nói: "Mức độ hoạt động của giàn khoan tiếp tục ổn định cho thấy các mức giá này không tạo ra phản ứng hoạt động".
Enverus dự đoán tăng trưởng sản lượng dầu thô của Mỹ ở mức 230.000 thùng/ngày trong năm nay. EIA dự báo ở mức 260.000 thùng/ngày. Cả hai con số này chỉ là một phần nhỏ của mức tăng trưởng sản lượng 1 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
Hiện tại, bất cứ điều gì xảy ra ở Trung Đông - chẳng hạn như một cuộc tấn công trực tiếp vào mỏ dầu của Iran - đều có tác động thầm lặng đến giá cả. Điều đó phần lớn là do các nhà giao dịch tự tin về nguồn cung toàn cầu có đủ hoặc gần đủ - nhờ vào dầu đá phiến của Mỹ. Tuy nhiên, tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến đang chậm lại. Điều này có nghĩa là nguồn cung dầu toàn cầu được cho là đủ sẽ thay đổi vào cuối năm nay. Giá sẽ diễn biến theo sau.
Trong một lưu ý gần đây với Financial Times, cố vấn Engine AI và cựu chiến lược gia trưởng cổ phiếu của Citigroup, David Buckland, cho biết các sự kiện địa chính trị ngày nay đang có tác động yếu hơn nhiều đến giá cả quốc tế so với đá phiến của Mỹ - có nghĩa là khi ảo tưởng về nguồn cung dầu đá phiến vô tận của Mỹ tan vỡ, hậu quả sẽ rất đáng kể. Và có vẻ như hậu quả này có thể đến sớm hơn nhiều người mong đợi.