Các sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần qua
Giá dầu tuần qua lên xuống khó lường trước những diễn biến khó đoán trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và nguồn dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh trong khi tồn kho xăng tăng; Total phát hiện mỏ dầu khí lớn ở Nam Phi; Tranh chấp ở phía đông Địa Trung Hải căng thẳng trở lại; Mục tiêu trung hòa carbon và sử dụng công nghệ mới trong sản suất năng lượng luôn được ưu tiên; Engie từ bỏ hợp đồng 7 tỷ USD là những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần qua.
1. Đầu tuần giá dầu đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất 36,13 USD/thùng do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng Mỹ sẽ áp dụng các mô hình cách ly xã hội giống châu Âu trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh, khiến nhu cầu tiêu thụ giảm. Trong khi đó sản lượng khai thác tại Libya đã đạt mức 830.000 bpd và sốgiàn khoan hoạt động tại Mỹ cũng tăng lên.
Từ ngày 3- 6/11, giá dầu tiếp tục tăng giảm do các báo cáo về lượng hàng tồn kho của Mỹ đã giảm mạnh so với dự kiến, trước các diễn biến khó đoán trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, khi ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden tiến gần hơn đến Nhà Trắng, giá dầu Brent dừng lại ở dừng lại ở mức 40,7 USD/thùng.
2. Tập đoàn Engie của Pháp ngày 3/11 đã từ bỏ một hợp đồng khổng lồ về nhập khẩu khí đốt của Mỹ, vốn bị các nhà môi trường và cổ đông nhà nước phản đối. Ước tính trị giá gần 7 tỷ đô la và liên quan đến khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ đi qua Terminal LNG trong dự án Rio Grande LNG ở Texas.
3. Total và các đối tác (Qatar Petroleum, CNR International và Main Street) cho biết đã phát hiện ra mỏ condensate thứ hai ngoài khơi Nam Phi có triển vọng về trữ lượng tầm cỡ thế giới, đây là một trong những khu vực công ty tiếp tục chương trình tìm kiếm thăm dò trong bối cảnh cắt giảm chi phí hàng loạt.
4. Lợi nhuận ròng của Saudi Aramco giảm 44,6% trong quý 3 năm 2020 trong bối cảnh nhu cầu và giá dầu giảm do đại dịch Covid-19, nhưng gã khổng lồ dầu mỏ của Ả Rập Xê Út vẫn chi trả tiền cổ tức như đã hứa, vượt quá cả số tiền kiếm được. Điều này sẽ chỉ ổn khi giá dầu tăng trở lại vào năm tới.
5. Tranh chấp ở phía đông Địa Trung Hải căng thẳng trở lại. Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa gia hạn nhiệm vụ của một tàu thăm dò khí đốt tại khu vực mà nước này đang tranh chấp với Hy Lạp ở phía đông Địa Trung Hải, bất chấp sự phản đối từ Athens tố cáo "hoạt động bất hợp pháp" này.
Liên minh châu Âu hôm 4/11 lên án quyết định "đáng tiếc" của Thổ Nhĩ Kỳ Hành động này tiếp tục gây thêm căng thẳng và mất lòng tin trong khu vực thay vì đóng góp vào các giải pháp lâu dài. Đối thoại thiện chí và kiềm chế các hành động đơn phương là những yếu tố cần thiết để đạt được một môi trường ổn định và an ninh ở Đông Địa Trung Hải và để phát triển mối quan hệ hợp tác và lợi ích chung giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ".
6. Quan hệ song phương giữa Belarus và Nga ngày càng thắt chặt, ngày 3/11 vừa qua, Belarus đã đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên do Nga thiết kế và tài trợ đi vào hoạt động, bất chấp sự phản đối của nước láng giềng Litva.
Tại cuộc hội đàm điện thoại giữa Tổng thống Belarus và người đồng cấp LB Nga, phía Belarus cho biết, ông Putin ủng hộ ý tưởng của ông Lukashenko về việc Belarus sẽ đầu tư mua mỏ dầu tại LB Nga.
7. Mục tiêu trung hòa carbon và Áp dụng công nghệ mới luôn được các nhà sản suất năng lượng ưu tiên. Trung Quốc sẽ đưa mục tiêu giảm cường độ phát thải carbon vào kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội lần thứ 14 (2021-2025), sau thông báo của Chủ tịch Tập Cận Bình về mục tiêu trung hòa carbon của nước này đến năm 2060.
Tập đoàn dầu khí Equinor thông báo mục tiêu không phát thải carbon ròng (net zero emissions) đến năm 2050 trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ năng lượng đầu cuối.
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/