Các tiệm bánh và quán ăn của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của cuộc chiến Ukraine

Các doanh nghiệp nhỏ ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang phải vật lộn với giá bột mì và dầu ăn tăng vọt, khiến tình hình kinh doanh trở nên 'khốn đốn'.

Trước khi chiến sự ở Ukraine bùng nổ, một số chủ tiệm bánh nhỏ tại Hàn Quốc không mấy lo lắng bởi vì phần lớn bột mì họ sử dụng trong các loại bánh mì và bánh ngọt thủ công được nhập khẩu từ Pháp, cách khu vực chiến đấu khoảng 1.500 dặm.

Các chủ doanh nghiệp nhỏ như Lee Seung-ja không muốn tăng giá mặc dù chi phí nguyên liệu tăng cao. Ảnh: Al-Jazeera.

Ước tính, giá một bao bột mì ở Hàn Quốc đã tăng hơn 30% do những thách thức trong chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Giờ đây, các nhà bán buôn cho biết rằng giá sẽ sớm tăng trở lại khi chiến tranh và các lệnh trừng phạt làm gián đoạn xuất khẩu lúa mì của Nga và Ukraine, cả hai nước cùng chiếm hơn một phần tư nguồn cung ngũ cốc của thế giới.

Các chủ doanh nghiệp nhỏ trên khắp Hàn Quốc dần phát hiện ra mối hiểm họa từ một quốc gia cách xa hàng trăm km có thể gây tổn hại đến lợi nhuận của họ như thế nào.

Các nguyên liệu làm bánh chính như dầu ăn, bánh mì ngày càng trở nên đắt đỏ. Trong đó, Ukraine là nước xuất khẩu dầu hướng dương hàng đầu thế giới, chiếm khoảng một nửa nguồn cung toàn cầu. Giá dầu ăn tăng cao đã trở thành một liều thuốc “khó nhai” đối các chủ một chuỗi cửa hàng ăn nhanh ở Incheon.

Trận chiến châu Âu đã đẩy giá lương thực trên khắp thế giới tăng vọt, với chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc đạt mức cao nhất mọi thời đại là 12,6% vào tháng Ba. Giá dầu thực vật và ngũ cốc tăng cao nhất, lần lượt là 23,2% và 17,1%.

Trong khi lạm phát ở Hàn Quốc vẫn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác, nhưng giá cả đối với hàng hóa và dịch vụ cụ thể đã tăng lên mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, được dự đoán là sẽ tồi tệ hơn.

Theo Thống kê Hàn Quốc, chi phí ăn uống ở ngoài đã tăng 6,6% trong tháng 3 so với năm trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4/1998.

Giá tiêu dùng nói chung đã tăng 4,1% trong tháng trước, ghi nhận mức cao nhất trong một thập kỷ qua.

Mặc dù chi phí tăng cao, một số cửa hàng nhỏ trên thị trường cạnh tranh gay gắt của Hàn Quốc tin rằng việc tăng giá là không thể.

"Chúng tôi đã tăng giá vào năm ngoái do chi phí tăng", ông Kim chủ một nhà hàng nhỏ cho rằng. "Nếu chúng tôi tái diễn việc tăng giá cả trong vòng nửa năm, chúng tôi sẽ không có lợi nhuận và có thể mất lượng khách hàng quen."

Chi phí sản xuất gia tăng có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc đã hạ thấp triển vọng kinh tế cho năm 2022 vào tuần trước, dự đoán lạm phát xuống mức trung bình 4% và tăng trưởng GDP dưới 1%.

Dự báo ảm đạm này đã khiến một số nhà phân tích cảnh báo về tình trạng lạm phát đình trệ, tình trạng giá cả tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh nền kinh tế phát triển yếu kém.

Giá lương thực tăng cao cũng góp phần tạo ra sự phân cực trong cách ăn uống của người dân Hàn Quốc.

Shim Eun-ju, một nhà phân tích của Hana Financial Investment, cho biết trong một nghiên cứu được công bố vào tuần trước rằng trong khi nhu cầu về thực phẩm giá rẻ ngày càng tăng thì nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm chất lượng cũng đang tăng lên. Do đó, các chủ doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh như ông Kim có thể sẽ gặp khó khăn về lượng tiêu thụ sản phẩm.

Ông Kim thừa nhận, "Tôi mở cửa hàng này để buôn bán, nếu chiến tranh không nhanh kết thúc, sẽ rất khó khăn cho tôi trong việc duy trì hoạt động kinh doanh”.

Lê Na (Theo Al Jazeera)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/cac-tiem-banh-va-quan-an-cua-han-quoc-chiu-anh-huong-cua-cuoc-chien-ukraine-post189804.html