Các tỉnh nghèo xuất hiện tình trạng phải có 'lót tay' khi xin 'sổ đỏ'

Theo VCCI, tỷ lệ người làm thủ tục hành chính xin cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi 'lót tay' dao động từ 40% đến 90% ở hơn 40 tỉnh, thành phố.

Trong Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2021 (PAPI 2021) diễn ra vào ngày 10/5, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Người dân tiếp cận được các thông tin liên quan đến đất đai rất hạn chế.

Trong đó, tỷ lệ người dân được biết đến kế hoạch sử dụng đất năm 2021 ở địa phương dao động từ 5% đến 30%.

Theo VCCI, tỷ lệ người làm thủ tục hành chính xin cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi “lót tay” dao động từ 40% đến 90% ở hơn 40 tỉnh, thành phố.

Đặc biệt, tỷ lệ người làm thủ tục hành chính xin cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi “lót tay” dao động từ 40% đến 90% ở hơn 40 tỉnh, thành phố.

Đáng chú ý, hiện trạng “chung chi” để làm xong thủ tục xin cấp đổi hoặc cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại phổ biến ở các tỉnh còn nghèo như Cao Bằng, Đắk Lắk và Sóc Trăng.

Báo cáo của PAPI cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh của làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19 ở Việt Nam năm 2021, Y tế và bảo hiểm y tế trở thành vấn đề bức bối nhất, tiếp đến là đói nghèo, và hai vấn đề tăng trưởng kinh tế và việc làm cùng ở vị trí thứ ba.

Thực tế, đại dịch gây ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập của người dân ở diện rộng hơn vào năm 2021 so với năm 2020. Tỷ lệ người trả lời cho biết, họ bị mất việc làm hoặc thu nhập tăng hơn 10% so với 2020, đặc biệt là ở các trung tâm kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng tỏ ra ít lạc quan hơn về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021 so với những năm trước đó.

Cụ thể, có tới 20% số người được hỏi cho rằng, tình hình kinh tế của đất nước là kém, trong khi những người khác cho rằng, tình hình nói chung là tốt lại giảm xuống dưới 50%. Tương tự, tỷ lệ người trả lời cho rằng, tình hình kinh tế hộ gia đình năm 2021 kém hơn trước tăng lên.

Có tới 29% người được hỏi cho rằng, kinh tế hộ gia đình của họ kém hơn trước, tăng 11% so với kết quả khảo sát năm 2020.

Khi được hỏi về triển vọng tình hình kinh tế hộ gia đình trong 5 năm tới, số người được hỏi cho rằng tình hình kinh tế hộ gia đình sẽ xấu đi hoặc không thể đoán trước cũng cao hơn những năm trước.

Bà Caltlln Wlesen, đại diện thường trú UNDP Việt Nam - đơn vị thực hiện PAPI cho biết, tỉ lệ người dân hài lòng với cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của các cấp chính quyền đã giảm từ 89% năm 2020 xuống còn 84% năm 2021.

Đặc biệt, với lĩnh vực y tế, mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ của bệnh viện công tuyến huyện/quận/thành phố trực thuộc tỉnh giảm sút. Trong khi đó, tỉ lệ người dân cho biết họ hoặc người thân trong gia đình phải “chung chi” để được chăm sóc tốt hơn tại bệnh viện công tuyến huyện tăng nhẹ.

Trong khi đó, TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận định, chỉ số PAPI đã hỗ trợ thúc đẩy trách nhiệm giải trình với người dân của các cấp chính quyền, đóng góp vào quá trình đổi mới và sáng tạo trong khu vực công vì mục tiêu “dân hưởng lợi” ngoài những mục tiêu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

"Đây cũng là tinh thần của dự án Luật thực hiện dân chủ cơ sở sẽ được thảo luận tại Quốc hội năm nay", TS Dũng nói.

Định Trần

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/cac-tinh-ngheo-xuat-hien-tinh-trang-phai-co-lot-tay-khi-xin-so-do-post193835.html