Cách bấm 5 huyệt vị giúp phòng ngừa cảm lạnh, tiêu hàn mùa đông

Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh mùa lạnh phổ biến. Theo quan điểm của Đông y thì mùa đông lạnh giá, cơ thể con người dễ bị nhiễm hàn khí, dẫn đến chức năng lá lách và dạ dày suy yếu, khí huyết lưu thông kém, dẫn đến cảm lạnh.

Từ xa xưa thì xoa bóp bấm huyệt luôn được biết đến là một phương pháp trị liệu có lợi cho sức khỏe. Các lợi ích của bấm huyệt có thể kể đến như: Giải tỏa căng thẳng và giảm lo âu; giảm đau; cải thiện tâm trạng; hỗ trợ nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch; hỗ trợ trong việc phòng và điều trị một số bệnh lý như viêm xoang, cảm lạnh, viêm khớp, tiêu hóa,...

Theo Sohu, có 5 huyệt trên cơ thể mà bạn nên day ấn vào mùa lạnh sẽ có tác dụng làm ấm lá lách và dạ dày, tống thải khí lạnh, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi họng hiệu quả. Bao gồm:

1. Huyệt tỳ du

Huyệt tỳ du nằm ở đâu?Huyệt Tỳ Du có vị trí nằm dưới gai sống lưng 11 và đi ngang huyệt Tích Trung. Để xác định huyệt tỳ du, bạn cho tay ra phía sau lưng rồi tìm vị trí gái sống lưng số 11. Từ vị trí gai này đi ngang qua áp 2 ngón tay giữa và trỏ vào nhau (1,5 thốn) sẽ thấy huyệt tỳ du. Huyệt tỳ du nằm ngang với huyệt tích trung. Từ từ day ấn huyệt tỳ du với lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ từ 1 - 2 phút.

Cách xác định vị trí của huyệt tỳ du (Ảnh: Sohu)

Cách xác định vị trí của huyệt tỳ du (Ảnh: Sohu)

Dayấn huyệt tỳ du có tác dụng gì? Việc day ấn huyệt tỳ du được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bao gồm:

- Tăng cường chức năng của lá lách và dạ dày. Đối với những tổn thương trong chức năng vận chuyển và chuyển hóa của lá lách và dạ dày do chế độ ăn uống không đều đặn thì dùng điếu ngải hơ tại huyết tỳ du có thể giúp ích giảm nhẹ tổn thương này.

- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý tiêu hóa tại dạ dày và tá tràng như viêm loét dạ dày - tá tràng; bệnh đau dạ dày; bệnh tiêu chảy mạn tính.

- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, sốt rét và chứng xuất huyết mạn tính.

2. Huyệt phế du

Huyết phế du nằm ở đâu?Huyệt phế du còn được gọi là huyệt phổ do huyệt phế du nằm ở gần phổi. Xác định huyết phế du bằng cách tìm vị trí dưới gai đốt sống lưng số 3, cách 2 ngón tay trỏ và ngón giữa (1,5 thốn) theo chiều ngang. Huyệt phế du nằm ở vị trí ngang với huyệt thân trụ. Theo Đông Y thì huyệt phế du được xem như huyệt tán dương khí lục phủ ngũ tạng, đưa khinh khí của phổi đi trực tiếp vào cơ thể.

Cách xác định vị trí của huyệt phế du (Ảnh: Sohu)

Cách xác định vị trí của huyệt phế du (Ảnh: Sohu)

Dayấn huyệt phế du có tác dụng gì? Châm cứu tại huyệt phế du cũng được biết là có tác dụng thông phổi, điều hòa khí, giảm ho và giảm đờm, tán gió, xua tan hàn khí. Từ đó có thể giúp giảm các triệu chứng như ho và đờm trắng loãng ở bệnh nhân bị cảm lạnh.

Kết hợp day ấn huyệt phế du với huyệt phong long có thể giúp trị ho; phối với huyệt thận du để trị hen suyễn và thở hụt hơi hay phối với huyệt đào đạo để trị sốt.

3. Huyệt quan nguyên

Huyệt quan nguyên nằm ở đâu? Huyệt quan nguyên được xem như nơi xuất phát của các nguồn khí ở bên ngoài đi vào cơ thể. Vì vậy mà huyệt quan nguyên còn được gọi là huyệt đan điền, huyệt đại trung cực hay huyệt tam kết giao. Để xác định vị trí của huyệt quan nguyên, bạn đo xuống dưới khoảng 3 tấc tính từ rốn (4 ngón tay trừ ngón cái), huyệt nằm ở vị trí cách xương mu 2 thốn tính từ dưới lên.

Cách xác định vị trí của huyệt quan nguyên (Ảnh: Sohu)

Cách xác định vị trí của huyệt quan nguyên (Ảnh: Sohu)

Từ từ áp hai bàn tay nơi có huyệt quan nguyên xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ 1 - 3 phút tới khi vùng bụng cảm thấy ấm nóng hơn. Sau đó lấy ngón cái ấn vào huyệt quan nguyên, day nhẹ trong 3 phút rồi thả ra. Mỗi lần bấm huyệt nên thực hiện ít nhất 30 lượt.

Dayấn huyệt quan nguyên có tác dụng gì?

- Day ấn, dùng điếu ngải đốt hoặc châm cứu huyệt quan nguyên có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy do dạ dày và lá lạch bị hàn khí xâm nhập như trúng gió.

- Ấn huyệt quan nguyên cũng giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, ổn định nhịp tim, phòng ngừa đột quỵ do xơ vữa động mạch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, có lợi trong việc phòng ngừa bệnh cảm lạnh, cảm cúm.

- Với nam giới, tác động tới huyệt quan nguyên có lợi trong việc cải thiện các bệnh nam khoa, chẳng hạn như xuất tinh sớm, chứng di tinh hay liệt dương nhờ tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường khí huyết.

- Với nữ giới, massage huyệt quan nguyên có tác dụng giảm mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

4. Huyệt khí hải

Huyết khí hải nằm ở đâu? Vị trí của huyệt khí hải nằm ở dưới rốn, cách rốn khoảng 1,5 thốn. Trước khi ấn huyệt khí hải, bạn cần từ từ massage nhẹ nhàng vùng bụng này khoảng 5 phút tới khi cảm thấy ấm hơn. Sau đó mới ấn huyệt khí hải với lực vừa phải khoảng 2 - 3 phút bằng ngón cái.

Cách xác định vị trí của huyệt khí hải (Ảnh: Sohu)

Cách xác định vị trí của huyệt khí hải (Ảnh: Sohu)

Dayấn huyệt khí hải có tác dụng gì? Bấm huyệt khí hải đem lại các tác dụng như: Tạo ra năng lượng dương, phục hồi dương khí và bổ sung âm, tăng cường sức đề kháng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh và có thể làm giảm đáng kể các vấn đề như nước da nhợt nhạt và khí huyết không đủ.

Ngoài ra, bấm huyệt khí hải có thể giúp hỗ trợ điều trị các bệnh do tắc nghẽn khí huyết và suy nhược cơ thể, chẳng hạn như đái dầm, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng quanh rốn; giảm huyết áp; giảm bệnh hen suyễn, khó thở.

Day ấn huyệt khí hải đúng cách rất quan trọng bởi nếu bấm huyệt không chuẩn có thể khiến khí huyết trong cơ thể bị cản trở ngay lập tức, thậm chí với lực tác động mạnh tới huyệt khí hải có thể gây tử vong (ví dụ như trong võ thuật).

5. Huyệt túc tam lý

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Huyệt nằm ở mé ngoài phía trước cẳng chân, dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 ngón tay đặt ngang, khe giữa xương chày và xương mác. Để xác định huyệt túc tam lý bạn cần ngồi thẳng, gập gối 90 độ rồi lấy lòng bàn tay ôm lấy xương bánh chè sao cho ngón tay hướng xuống dưới, huyệt túc tam lý nằm ở đầu ngón áp út.

Cách xác định vị trí của huyệt túc tam lý (Ảnh: Sohu)

Cách xác định vị trí của huyệt túc tam lý (Ảnh: Sohu)

Dayấn huyệt túc tam lý có tác dụng gì?Huyệt túc tam lý có tác dụng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, giúp tăng cường thể lực tiêu trừ mệt mỏi, cường tráng thần kinh, phòng chống lão hóa; có thể chữa bệnh tỳ vị, điều hòa khí huyết, bổ trợ hư nhược; còn có thể tăng cường sức lực ở chân, phòng bệnh tay chân sưng phù.

Nhìn chung việc day bấm huyệt đặc biệt là châm cứu cần thực hiện bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm, không nên tự ý thực hiện tại nhà, tránh dùng lực quá mạnh hoặc xác định sai vị trí huyệt đạo. Bên cạnh đó, bấm huyệt chỉ là một phần của việc chăm sóc sức khỏe, muốn tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các bệnh mùa lạnh như cảm cúm, cảm lạnh thì cần duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi điều độ.

Nguồn: Tổng hợp

Châu Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/cach-bam-5-huyet-vi-giup-phong-ngua-cam-lanh-tieu-han-mua-dong-20250111145721856.htm