Cách đặt mục tiêu ôn thi tốt nghiệp THPT cho kết quả tốt nhất

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 đang đến rất gần, các sĩ tử nên đặt ra các mục tiêu nhất định để tập trung ôn tập trong giai đoạn gấp rút hiChèn link36/140 tưệ̀n nay.

Khi có mục tiêu cụ thể, sẽ có được đích đến

Các thí sinh sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tuyển sinh Đại học 2024 rất cần nhanh chóng tự xác định được mục tiêu để ôn luyện đạt hiệu quả tốt nhất. Đó là điều vô cùng cần thiết để có thêm động lực phấn đấu, đưa ra những kế hoạch ôn thi phù hợp và đảm bảo đạt được mục tiêu.

Khi có mục tiêu cụ thể, sẽ có được một đích đến để cố gắng liên tục trau dồi kiến thức và đầu tư học tập nghiêm túc. Tự vạch rõ lộ trình cụ thể, phù hợp để hoàn thành, nhờ vậy, rút ngắn tối đa thời gian phấn đấu, không lãng phí nhiều thời gian ôn tập và phân phối thời gian các môn.

Các mục tiêu khi đặt ra không chỉ ảnh hưởng hành vi, hiệu suất học tập, ôn tập của cá nhân, mà còn kích thích não bộ và trạng thái tâm lý, huy động năng lượng tối ưu thôi thúc sự nỗ lực trong mình.

Cách thức đặt mục tiêu phù hợp cho các sĩ tử ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 từ mô hình SMART

Thí sinh có thể sử dụng nguyên tắc xác lập mục tiêu theo mô hình Smart để xác định đúng mục tiêu mà bản thân mong muốn và cả khả năng thực hiện được mục tiêu đó. Mô hình SMART có thể hiểu như sau:

Đầu tiên, với yếu tố S-Specific (cụ thể, dễ hiểu), điều này có nghĩa là các thí sinh phải đặt ra mục tiêu đặt ra phải cụ thể nhất, rõ ràng nhất. Mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ dàng cho việc lập kế hoạch để ôn thi. Để giúp thiết lập tính cụ thể cho mục tiêu, thí sinh cần trả lời những câu hỏi sau: Bản thân mong muốn tốt nghiệp hay đậu đại học, trường nào,...? Lên kế hoạch như thế nào để ôn tập tốt? Thời gian có thể giúp mục tiêu này được hoàn thành? Mục tiêu mà bản thân lựa chọn có đem lại một kết quả rõ ràng hay không,...?

Thứ hai, yếu tố M-Measurable (đo lường được), yêu cầu các mục tiêu của thí sinh đặt ra phải đảm bảo đo lường được. Đây là yếu tố giúp mục tiêu đặt ra càng rõ ràng, cụ thể hơn. Thí sinh có thể hiểu mình cần làm gì, làm như thế nào để đạt được mục tiêu nhanh nhất theo từng mốc thời gian cụ thể mà trước đó đặt ra. Chẳng hạn, thí sinh đặt ra mục tiêu là 8 điểm văn trong 2 tháng ôn tập sắp tới, như vậy, thí sinh cần phải đặt ra các kế hoạch ôn tập cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

Thứ ba, yếu tố A-Attainable (có thể đạt được) xác định mục tiêu phải là những việc có thể thực hiện được trong khả năng của mình. Đặt ra mục tiêu phù hợp, vừa sức sẽ tạo động lực thúc đẩy bản thân học tập và ôn tập tốt hơn, tuy nhiên nếu quá sức nó sẽ thành áp lực lớn. Đó là lý do vì sao mục tiêu cũng cần phải thực tế, có tính khả thi và có thể đạt được.

Thứ tư, R - Relevant (sự liên quan) có thể được hiểu là mục tiêu phải liên quan và có ý nghĩa với mục đích chung của cá nhân. Bên cạnh đó, mục tiêu cần phải hợp lý, phù hợp với tình hình, năng lực hiện tại của bản thân thí sinh và có thể đạt được trong trường hợp, bối cảnh cụ thể.

Ví dụ, thí sinh đặt ra mục đích đỗ đại học nào đó với mức điểm 26 với khối D. Thí sinh cần lên mục tiêu điểm số cho các môn trong tổ hợp khối D. Tùy vào năng lực của mỗi môn, thí sinh tự đặt ra các mục tiêu điểm khác nhau cho mỗi môn, nhưng vẫn đảm bảo sẽ đạt được 26 điểm cho ba môn.

Cuối cùng là yếu tố T - Time-bound (thời gian hoàn thành). Yếu tố này yêu cầu phải đặt ra một thời gian nhất định cho từng mục tiêu cụ thể của các môn. Có thể thời gian cho các môn hoàn thành được mục tiêu là ngày thi chính thức của kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, việc đưa ra một kế hoạch ôn thi hoàn hảo cho từng môn, từng dạng bài, từng kiến thức cũng vô cùng quan trọng. Hơn nữa, thiết lập thời gian cho việc hoàn thành ôn tập kiến thức của các môn sẽ đánh dấu tính kỷ luật của cá nhân, đồng thời giúp quản lý thời gian và tăng hiệu quả học tập lên rất nhiều.

Cần một kế hoạch cụ thể để chinh phục mục tiêu. Thông qua đó, nhìn nhận và điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân để có hiệu quả tốt nhất.

Giai đoạn đầu tiên, thí sinh nên tranh thủ trau dồi lại những kiến thức nền tảng. Đây là giai đoạn tương đối quan trọng trong quá trình ôn thi. Kiến thức nền tảng càng vững chắc thì việc học kiến thức nâng cao mới thực sự đạt hiệu quả. Tùy theo các mục tiêu đặt ra, lượng kiến thức phải học trong suốt quá trình ôn thi sẽ được cân nhắc phân bổ.

Kế tiếp là giai đoạn học các chuyên đề nâng cao. Với những các thí sinh có mục tiêu cao trong kỳ thi, việc học thêm các kiến thức nâng cao là vô cùng cần thiết. Nếu chỉ dừng lại ở giai đoạn 1, thí sinh chỉ có thể giải được những câu hỏi bài tập ở mức độ Nhận biết – Thông hiểu trong đề thi. Bởi vậy, sau khi đã rèn luyện và nắm chắc các kiến thức nền tảng, thí sinh phải học tập và rèn luyện thêm các chuyên đề nâng cao. Có như vậy, mới có thể vận dụng được tư duy và kỹ năng để giải quyết các câu hỏi Vận dụng, thậm chí là Vận dụng cao trong đề.

Cuối cùng là giai đoạn luyện đề và tối ưu điểm số. Đây là giai đoạn không kém phần quan trọng trong quá trình ôn thi. Giai đoạn này đòi hỏi sự tập trung cao độ, sự nỗ lực và quyết tâm qua từng đề thi. Giai đoạn này, thí sinh làm nhiều đề và hãy xem lại những đáp án chưa đúng để rút ra thêm các kinh nghiệm và cẩn thận với các đề sau đó.

Sau khi đã hoàn thành giai đoạn 1, 2 tới trước lúc tham gia kỳ thi, là lúc phù hợp nhất để luyện đề. Hơn nữa, nếu thí sinh luyện đề dưới áp lực thời gian như thời gian thi thật thì cũng làm giảm áp lực phòng thi, chuẩn bị được tâm lý vững vàng khi bước vào kỳ thi chính thức.

Nguồn Chính Phủ: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/cach-dat-muc-tieu-on-thi-tot-nghiep-thpt-cho-ket-qua-tot-nhat-119240602094801539.htm