Thời cổ đại, các nhà khoa học nhận định phụ nữ ít kinh nguyệt hơn ngày nay vì suy dinh dưỡng. Thời kỳ mãn kinh cũng đến khá sớm, thường vào tuổi 40.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu phụ nữ cổ đại có sử dụng băng vệ sinh hay không. Họ giả định phái đẹp dùng những miếng vải rách; cói, cây gỗ nhỏ bọc trong vải xơ hoặc đóng khố.
Vào thời đó điều kiện sống vô cùng khó khăn và thiếu thốn, con người thậm chí còn không mặc quần áo nên phụ nữ chỉ có thể dùng cỏ khô hay lá cây như một biện pháp cấp tốc giải quyết nhanh chóng vấn đề “dâu tằm” của mình.
Đến thời trung cổ, ngoài vải vụn cùng các vật liệu thấm hút khác, chị em ngày đó để mặc cho máu chảy vào quần áo. Không ngạc nhiên, kinh nguyệt bị cho là niềm xấu hổ tôn giáo, đặc biệt đối với đạo Kitô.
Phụ nữ phải che giấu kỳ "đèn đỏ", mang vòng được kết từ thảo mộc thơm trên cổ, eo để làm dịu mùi máu và thoa các loại thuốc như bột cóc nhằm ngăn máu chảy nhiều.
Cuối thế kỷ 19, phụ nữ có thể mua chiếc đai vệ sinh Hoosier được làm từ một miếng đệm gắn liền với vành đai kim loại quanh eo. Lúc này con người bắt đầu quan tâm đến nguy cơ sức khỏe, vệ sinh nếu để máu chảy vào quần áo.
Năm 1929, sản phẩm tampon do tiến sĩ Earle Haas sáng chế. Haas lấy ý tưởng sáng tạo tampon sau khi thấy một người bạn đặt bọt biển trong âm đạo để ngăn máu chảy ra ngoài.
Từ đầu thế kỷ 20, kiến thức y học về kinh nguyệt được cải thiện rõ rệt. Hầu hết phụ nữ ở các quốc gia phát triển được sử dụng tự do các sản phẩm sạch sẽ, an toàn. Giới khoa học còn phát triển loại quần lót đặc biệt dành riêng cho ngày "đèn đỏ" với tên gọi Thinx.
Ở các nước châu Á, thời kỳ xã hội phong kiến, con người đã phát minh ra tơ lụa, vải vóc vì vậy họ không còn sử dụng vỏ cây, da thú làm quần áo lót nữa. người phụ nữ sẽ dùng vải sạch khâu thành một chiếc túi nhỏ dài gắn vào thắt lưng để sử dụng khi tới "mùa dâu".
Mỗi khi đến tháng, họ sẽ nhét tro sạch vào trong những chiếc túi đã may trước đó. Khi bị bẩn, tro sẽ được đổ đi còn chiếc túi sẽ được giặt sạch sẽ, phơi khô để tái sử dụng.
Ngoài ra ở một số gia đình khá giả hơn, người ta còn có thể mua bông sạch về bỏ vào túi thay vì phải bỏ tro, nhưng do loại bông thời đó còn khá hạn chế về độ thấm hút nước nên tro vẫn được coi là lựa chọn tối ưu cho phái nữ khi tới "mùa dâu".
Một số gia đình giàu có thời ấy còn có thể mua thêm loại giấy trắng cho phái nữ làm phần lõi trong túi, bởi loại giấy trắng có tính dẻo dai và có độ đảm bảo vệ sinh cao hơn so với giấy cói. Và dĩ nhiên thì giá của loại giấy trắng này không hề rẻ chút nào, nên không phải ai cũng có thể mua được.
Như chúng ta đã biết, xã hội xưa thường có quan niệm truyền thống, hà khắc và cổ hủ. Vì vậy, những chiếc túi vệ sinh rất hiếm khi được bày bán công khai ngoài chợ. Hầu như những chiếc túi này đều do chính chủ nhân của nó làm hoặc do những người đi trước có kinh nghiệm làm tặng,..
Mời các bạn xem video: Địa đạo Củ Chi - 250km lịch sử. Nguồn: VTV
Thùy Dung (T.H)