Cách đơn giản phân biệt các loại tương miso bổ dưỡng
Tương miso cũng giàu dinh dưỡng và chứa nhiều vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, khiến nó ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của các đầu bếp tại nhà.
Nguồn gốc của tương miso
Trong tiếng Nhật, “miso” được dịch là “đậu lên men”. Loại tương này là một thành phần truyền thống trong chế độ ăn kiêng của người Nhật và Trung Quốc.
Tương miso được làm từ đậu nành và ngũ cốc lên men. Hiện nay thị trường có hàng trăm loại miso khác nhau và các loại riêng lẻ có liên quan đến ẩm thực từng vùng miền.
Ở Nhật Bản, mọi người có truyền thống bắt đầu ngày mới bằng một phần cơm, dưa chua và một bát tương miso, chủ yếu để kích thích tiêu hóa.
Sự kết hợp giữa cơm trắng và tương miso được coi là một phần cơ bản của ẩm thực Nhật Bản và thật bất thường khi không được phục vụ món nước dùng đậm đà này trong bữa ăn.
Thứ tương giàu protein là một loại gia vị phổ biến, mang lại hương vị tức thì cho các món rau, món hầm, và thậm chí cả món tráng miệng.
Tương miso được tạo ra như thế nào?
Giống như tất cả các loại thực phẩm lên men, hương vị của miso được tạo ra bởi các hợp chất trong quá trình lên men. Miso bao gồm một loại men ban đầu được gọi là koji - sự kết hợp của ngũ cốc hoặc đậu nành được nhân với bào tử nấm mốc aspergillus oryzae.
Miso trải qua quy trình hai bước: Sau khi koji đã được trồng, nó sẽ được kết hợp với đậu nành và một loại ngũ cốc (thường là gạo, lúa mạch hoặc lúa mạch đen), trước khi để tiêu hóa, lên men và ủ bằng enzym. Thời gian lên men có thể kéo dài từ hai tháng đến hơn ba năm.
Lợi ích sức khỏe của tương miso
Tương miso có hàm lượng calo thấp, là nguồn cung cấp đồng, mangan, kẽm, nhiều loại vitamin B, vitamin E và K cũng như axit folic.
Tương miso cũng là một nguồn protein tuyệt vời, vì vậy nó trở nên phổ biến đối với những người ăn chay. Do quá trình lên men, miso chứa hàng triệu vi khuẩn có lợi và rất giàu enzyme. Những enzyme này tạo ra men vi sinh, được cho là hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu và đồng hóa các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, miso càng để lâu thì hàm lượng muối càng cao.
Ngày nay, bạn sẽ tìm thấy tương miso với rất nhiều thể loại ở hầu hết các siêu thị. Để giúp bạn phân biệt và lựa chọn phù hợp, giới chuyên gia đã liệt kê những loại tương miso chủ yếu dưới đây.
Shiro Miso: Miso trắng
Shira miso hay còn gọi là miso trắng, được làm từ đậu nành và gạo lên men trong hai tháng. Nó có màu sắc nhẹ nhàng, vị ngọt và hơi mặn, shiro là một loại miso khởi đầu tuyệt vời vì nó rất linh hoạt và mang lại hương vị hấp dẫn cho các loại nước sốt và rau củ.
Kết cấu và hương vị kem làm cho nó trở thành một sản phẩm thay thế sữa phổ biến trong các món ăn như khoai tây nghiền.
Aka Miso: Miso đỏ
Nếu công thức món ăn yêu cầu miso đậm, bạn sẽ muốn chọn loại màu đỏ. Loại này được làm từ tỷ lệ đậu nành cao hơn và lên men trong tối đa ba năm, đáp ứng mong đợi hương vị mặn hơn, đậm đà hơn, phù hợp nhất với các món ăn thịnh soạn như món hầm, súp và nước sốt cà chua. Nó cũng là một bổ sung tuyệt vời cho nước sốt.
Shinsu Miso: Miso vàng
Một dạng tương nhão khác chính là miso vàng, được lên men lâu hơn miso trắng một chút. Vị dịu nhẹ của miso màu vàng khiến nó trở thành một nguyên liệu linh hoạt, đặc biệt phù hợp với cá hoặc làm nước cốt cho món súp.
Mugi Miso: Miso lúa mạch
Được làm từ lúa mạch và đậu nành, Mugi miso thường có quá trình lên men lâu hơn hầu hết các loại khác. Mugi miso đáp ứng mong đợi của những người thích hương thơm lúa mạch mạnh mẽ nhưng hương vị nhẹ và hơi ngọt. Đây là một chất bổ sung có tác dụng tốt nhất trong các món súp, món hầm và nước sốt.
Men Miso trắng
Đây là loại gia vị nên mua nếu bạn muốn có một bữa tối nhanh chóng. Thực chất, nó là loại men làm sẵn bằng cách kết hợp tương miso trắng, nước tương, dầu mè và đường. Đơn giản chỉ cần phết nó lên cá và rau – chẳng hạn như cà tím – rồi nướng.
Theo sheerluxe.com