Cách dùng tủ lạnh vừa bền lâu vừa tiết kiệm điện
Một vài lưu ý khi sử dụng tủ lạnh dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được điện khi sử dụng.
Điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát và ngăn đông phù hợp
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ ngăn mát và ngăn đông không những ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm mà còn tránh làm hỏng thức ăn, gây lãng phí.
Khi tủ lạnh không được đặt ở nhiệt độ tối ưu đã tạo ra môi trường không an toàn cho việc bảo quản thực phẩm. Các vi khuẩn có hại như Listeria monocytogenes sẽ nhân lên với tốc độ đáng báo động.
Listeria monocytogenes là một vi khuẩn Gram dương kị khí, gây độc, khoảng 20% đến 30% ca nhiễm vi khuẩn này dẫn đến tử vong.
Nhiệt độ ngăn mát nên giữ ở mức dưới 20 độ C và ngăn đông ít nhất âm 15 độ C. Mức nhiệt độ này đã được chứng minh làm chậm đáng kể sự phát triển của vi khuẩn có hại và giảm thiểu quá trình hư hỏng thực phẩm.
Các bạn cần lưu ý mức nhiệt độ cần điều chỉnh còn tùy thuộc vào tình hình thời tiết. Hãy tăng nhiệt độ tủ lạnh vào những tháng lạnh để tránh thực phẩm bị đông và giảm nhiệt độ vào những tháng nắng nóng để thực phẩm không bị hỏng một cách nhanh chóng.
Phân loại thực phẩm đặt ở từng kệ một cách hợp lý
Ví dụ: Những loại thực phẩm có nguy cơ dễ hư hỏng như sữa, hải sản, thịt sống, trứng và thậm chí cả cơm không nên để ở cánh cửa tủ lạnh. Đây là nơi ít lạnh nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Thay vào đó, bạn có thể đặt các lon nước ngọt, các lọ sốt cà chua hay các loại gia vị ở cánh tủ lạnh.
Thịt sống, sữa, hải sản, trứng nên đặt vào những kệ có độ lạnh cao; rau, củ, quả nên đặt ở những kệ trên cùng hoặc dưới cùng nơi mà nhiệt độ vừa đủ mát để bảo quản và không quá lạnh khiến chúng bị đông.
Mỗi loại thực phẩm nên được cất trữ trong hộp hoặc túi riêng biệt
Việc bảo quản thực phẩm trong hộp hoặc túi sẽ hạn chế được nguy cơ lây lan của các vi khuẩn từ những thực phẩm đã hỏng.