Cách kể câu chuyện của một thương hiệu

Hãy đáp ứng những suy nghĩ bên trong của khách hàng, biết rõ họ cần gì và đáp lại sự mong đợi của họ bằng những lời hứa, sau đó bạn có thể nói tốt về câu chuyện thương hiệu.

 Ảnh minh họa. Nguồn: Leonardo.

Ảnh minh họa. Nguồn: Leonardo.

Nếu một nhà sản xuất đồ chơi đất nặn cần xây dựng thương hiệu, chúng ta phải đặt câu hỏi: Ai đang mua? Tại sao họ mua nó? Những trở ngại mà họ phải đối mặt là gì? Đối tượng mua đất nặn chính là các bậc phụ huynh, mẹ mua đất nặn để con có đồ chơi nhưng lại sợ sau khi mua về sẽ không biết sử dụng. Vì vậy, video "dạy bạn cách làm" có thể giúp mẹ và giải quyết các vấn đề của bé.

Nếu chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa và để các bà mẹ cảm thấy rằng những loại đất sét này không chỉ có thể nặn thành vịt, mèo, cây cối, chim chóc mà còn có thể truyền cảm hứng cho sự sáng tạo của trẻ, thì các bà mẹ chắc chắn sẽ cảm thấy rằng lợi ích thu được sẽ lớn hơn, họ sẽ khắc phục mọi khó khăn và học cách sử dụng. Chúng tôi có thể sản xuất nội dung video như thế này:

• Làm 8 hành tinh bằng đất nặn, cho trẻ nhận biết hệ Mặt trời bằng hình ảnh vật chất.

• Tạo một phiên bản thu nhỏ của khủng long bạo chúa và tỷ lệ chiều cao của trẻ để trẻ có thể cảm nhận được sự so sánh về kích thước.

• Làm hoa hướng dương bằng đất sét và cùng các bé đi tìm mặt trời đỏ.

Giải phóng sức sáng tạo của trẻ em là đề xuất của thương hiệu và video "dạy bạn cách làm" là mục tiêu nội dung câu chuyện của thương hiệu. Theo thời gian, mọi người sẽ có cái nhìn khác về thương hiệu và yêu thích thương hiệu vì họ thích câu chuyện mà thương hiệu kế.

Nội dung của những video này có thể là người lớn và trẻ em cùng nhau sáng tạo bằng đất sét, có nhạc, phụ đề, sau video có thêm chữ viết, logo sản phẩm để kích thích khả năng sáng tạo của trẻ, cuối cùng là thêm lời mời CTA (Call to Action) cùng nhau sáng tạo. Sau khi người dùng gửi tác phẩm, thương hiệu có thể chỉnh sửa lại thành video, video này sẽ trở thành một dòng câu chuyện thương hiệu ổn định.

Video "dạy bạn cách làm" không nhất thiết phải viết ra chức năng sản phẩm, chúng ta phải liên tục hỏi người dùng muốn gì.

Dưới đây là một ví dụ khác.

Nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu cho đồ dùng văn phòng, bạn không cần phải dạy mọi người cách sắp xếp phòng làm việc của họ. Người dùng mua giá sách, bàn làm việc để tìm đến ngôi nhà tinh thần của chính mình. Chúng ta phải hỏi, tại sao mọi người tìm kiếm những ngôi nhà tinh thần? Lý do có lẽ là cuộc sống quá căng thẳng, mọi người cần thư giãn, tĩnh lặng và đọc một cuốn sách hay.

Chúng ta có thể nhờ một huấn luyện viên dạy mọi người thực hiện các động tác kéo giãn đơn giản hoặc thiền để giúp mọi người giải tỏa căng thẳng và tìm thấy sự bình yên.

Khi chụp hình sản phẩm, tôi bỏ nhiều công sức hơn trong việc sắp xếp bối cảnh và bày biện nội thất trang nhã, để mọi người cảm nhận được sự yên tĩnh mà phòng làm việc mang lại và cảm thấy nơi đây chính là "ngôi nhà tinh thần" mà họ hằng mong mỏi. Người dùng thích không gian này, vì vậy họ sẽ thích một không gian khác biệt với sự tự nhiên và tinh tế.

"Ngôi nhà tinh thần của bạn" là đề xuất cốt lõi của thương hiệu và hướng dẫn mọi người cách xây dựng "ngôi nhà tinh thần" thông qua video "dạy bạn làm" là câu chuyện mà thương hiệu muốn kể. Sau một thời gian dài tích lũy và liên tục bổ sung nội dung, thương hiệu có thể dần để lại ấn tượng tốt trong tâm trí người tiêu dùng.

Điều này cũng đúng với việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Cho dù bạn đang dạy mọi người cách trang điểm hay nấu ăn, bạn phải xem xét mong muốn thực sự của khách hàng, đáp ứng những suy nghĩ bên trong của khách hàng, biết rõ họ cần gì và đáp lại sự mong đợi của họ bằng những lời hứa, sau đó bạn có thể nói tốt về câu chuyện thương hiệu của bạn.

Lin Gui Zhi/1980 Books & NXB Lao Động

Nguồn Znews: https://znews.vn/cach-ke-cau-chuyen-cua-mot-thuong-hieu-post1489922.html