Cách Liên Xô đánh chiếm căn cứ của Trung Quốc tại Lahasus

Lợi dụng khó khăn sau Cách mạng Tháng Mười Nga, tướng Quốc dân đảng Trương Học Lương đã làm loạn biên giới Trung-Xô và hành động này đã bị trừng trị đích đáng.

Vào cuối thập niên 1920 của thế kỷ 20, vùng biên giới Xô-Trung ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, trước kia là vùng bảo hộ của nước Nga Sa hoàng; nhưng lợi dụng những khó khăn của nước Nga Xô viết sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, quân đội Trung Quốc tại đây đã có những hành động xâm lấn lãnh thổ nghiêm trọng.

Vào cuối thập niên 1920 của thế kỷ 20, vùng biên giới Xô-Trung ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, trước kia là vùng bảo hộ của nước Nga Sa hoàng; nhưng lợi dụng những khó khăn của nước Nga Xô viết sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, quân đội Trung Quốc tại đây đã có những hành động xâm lấn lãnh thổ nghiêm trọng.

Lúc này thống lĩnh khu vực ở phía Đông Bắc Trung Quốc là tướng Quốc dân đảng Trương Học Lương, người còn được gọi là “Thống chế trẻ”, đã chiếm giữ khu vực Đông Bắc Trung Quốc và con đường sắt Mãn Châu Đông Trung Hoa, có tính chất quan trọng, nối liền Trung Quốc với nước Nga.

Lúc này thống lĩnh khu vực ở phía Đông Bắc Trung Quốc là tướng Quốc dân đảng Trương Học Lương, người còn được gọi là “Thống chế trẻ”, đã chiếm giữ khu vực Đông Bắc Trung Quốc và con đường sắt Mãn Châu Đông Trung Hoa, có tính chất quan trọng, nối liền Trung Quốc với nước Nga.

Quân đội Quốc dân đảng do Trương Học Lương chỉ huy không dừng lại ở việc chiếm giữ con đường sắt Mãn Châu, mà còn bắt giữ công dân Liên Xô. Bên cạch đó, các phân đội Bạch vệ (tổ chức phản cách mạng Nga), với sự hỗ trợ của “vị nguyên soái trẻ tuổi”, đã dùng khu vực này, để tiến hành các cuộc đột kích vào lãnh thổ của Liên Xô.

Quân đội Quốc dân đảng do Trương Học Lương chỉ huy không dừng lại ở việc chiếm giữ con đường sắt Mãn Châu, mà còn bắt giữ công dân Liên Xô. Bên cạch đó, các phân đội Bạch vệ (tổ chức phản cách mạng Nga), với sự hỗ trợ của “vị nguyên soái trẻ tuổi”, đã dùng khu vực này, để tiến hành các cuộc đột kích vào lãnh thổ của Liên Xô.

Câu hỏi đặt ra là tại sao quân Quốc dân đảng rất dũng cảm và tự tin? Bởi vì Trương Học Lương có một lực lượng hùng hậu gồm 300 nghìn binh lính và sĩ quan; ngoài ra ông ta cũng có khoảng 70 nghìn lính Bạch vệ và người Nga di cư theo phe của mình.

Câu hỏi đặt ra là tại sao quân Quốc dân đảng rất dũng cảm và tự tin? Bởi vì Trương Học Lương có một lực lượng hùng hậu gồm 300 nghìn binh lính và sĩ quan; ngoài ra ông ta cũng có khoảng 70 nghìn lính Bạch vệ và người Nga di cư theo phe của mình.

Trên sông Amur, có một đội tàu chiến Trung Quốc gồm 11 chiếc; trong khi đó Quân đội Liên Xô chỉ có khoảng 18 nghìn quân phòng thủ trên hướng này và một số tàu chiến.

Trên sông Amur, có một đội tàu chiến Trung Quốc gồm 11 chiếc; trong khi đó Quân đội Liên Xô chỉ có khoảng 18 nghìn quân phòng thủ trên hướng này và một số tàu chiến.

Chỉ huy Quân đội Liên Xô tại khu vực Viễn Đông nhận thấy rằng, lực lượng hai bên quá chênh lệch, không ngang nhau; nên không được phép thực hiện cuộc chiến tổng lực trên toàn tuyến, mà phải thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ táo bạo.

Chỉ huy Quân đội Liên Xô tại khu vực Viễn Đông nhận thấy rằng, lực lượng hai bên quá chênh lệch, không ngang nhau; nên không được phép thực hiện cuộc chiến tổng lực trên toàn tuyến, mà phải thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ táo bạo.

Kế hoạch của Quân đội Liên Xô là tổ chức tấn công quân Trung Quốc tại một địa điểm rất quan trọng, đó là đánh thẳng vào căn cứ, mà từ đó các cuộc đột kích vào lãnh thổ Liên Xô đã được quân Trung Quốc và Bạch vệ thực hiện.

Kế hoạch của Quân đội Liên Xô là tổ chức tấn công quân Trung Quốc tại một địa điểm rất quan trọng, đó là đánh thẳng vào căn cứ, mà từ đó các cuộc đột kích vào lãnh thổ Liên Xô đã được quân Trung Quốc và Bạch vệ thực hiện.

Căn cứ mà chỉ huy Quân đội Liên Xô tính toán nằm ở cửa sông Sungari, ở thành phố Lahasusu. Từ đây, các tàu của Trung Quốc đã đến Amur, cướp và bắt giữ các tàu của Liên Xô.

Căn cứ mà chỉ huy Quân đội Liên Xô tính toán nằm ở cửa sông Sungari, ở thành phố Lahasusu. Từ đây, các tàu của Trung Quốc đã đến Amur, cướp và bắt giữ các tàu của Liên Xô.

Vào đêm ngày 12/10/1929, các tàu chiến của Liên Xô tập kết đầy đủ ở cửa sông Sungari; vào lúc 6 giờ sáng, không quân Liên Xô sử dụng 25 máy bay đã bay, ném bom vào căn cứ quân Quốc dân đảng ở Lahasus.

Vào đêm ngày 12/10/1929, các tàu chiến của Liên Xô tập kết đầy đủ ở cửa sông Sungari; vào lúc 6 giờ sáng, không quân Liên Xô sử dụng 25 máy bay đã bay, ném bom vào căn cứ quân Quốc dân đảng ở Lahasus.

Đồng thời với việc Không quân Liên Xô xuất kích, các giang thuyền của Hải đội sông Amur đã tiếp cận căn cứ của Trung Quốc. Hỏa lực dồn dập của máy bay chiến đấu và pháo trên các hạm tàu Liên Xô, vào các vị trí đóng quân của vị “soái ca trẻ tuổi”, đã làm vô hiệu hóa nhiều khẩu đội pháo phòng thủ của quân Quốc dân đảng.

Đồng thời với việc Không quân Liên Xô xuất kích, các giang thuyền của Hải đội sông Amur đã tiếp cận căn cứ của Trung Quốc. Hỏa lực dồn dập của máy bay chiến đấu và pháo trên các hạm tàu Liên Xô, vào các vị trí đóng quân của vị “soái ca trẻ tuổi”, đã làm vô hiệu hóa nhiều khẩu đội pháo phòng thủ của quân Quốc dân đảng.

Tuy nhiên một số tàu của Quốc dân đảng cũng bắn trả quyết liệt, khiến tàu chiến của Liên Xô không thể đưa lực lượng đổ bộ vào bờ. Nhưng phần còn lại của các tàu chiến Trung Quốc, bị pháo binh và không quân Liên Xô đánh chìm hoặc làm hư hỏng phần lớn.

Tuy nhiên một số tàu của Quốc dân đảng cũng bắn trả quyết liệt, khiến tàu chiến của Liên Xô không thể đưa lực lượng đổ bộ vào bờ. Nhưng phần còn lại của các tàu chiến Trung Quốc, bị pháo binh và không quân Liên Xô đánh chìm hoặc làm hư hỏng phần lớn.

Sau màn hỏa lực chuẩn bị, Quân đội Liên Xô tiến hành đổ bộ; sau khi đánh chiếm bàn đạp đầu cầu, quân Liên Xô có khoảng 3 nghìn quân và với sự yểm trợ hỏa lực của 20 khẩu pháo dã chiến, khiến quân Trung Quốc nhanh chóng tan rã và bỏ chạy.

Sau màn hỏa lực chuẩn bị, Quân đội Liên Xô tiến hành đổ bộ; sau khi đánh chiếm bàn đạp đầu cầu, quân Liên Xô có khoảng 3 nghìn quân và với sự yểm trợ hỏa lực của 20 khẩu pháo dã chiến, khiến quân Trung Quốc nhanh chóng tan rã và bỏ chạy.

Và đến tối cùng ngày, toàn bộ thành phố Lahasus đã nằm trong tay binh lính Liên Xô. Các tàu còn lại của Trung Quốc neo lên sông, cũng bỏ chạy khỏi trận địa.

Và đến tối cùng ngày, toàn bộ thành phố Lahasus đã nằm trong tay binh lính Liên Xô. Các tàu còn lại của Trung Quốc neo lên sông, cũng bỏ chạy khỏi trận địa.

Nhìn chung, kết quả của cuộc tiến công đã đem lại thành công cho phía Liên Xô trước một đối phương có quân số đông gấp nhiều lần; phía quân đội Quốc dân đảng bị chết khoảng 200 người, gần 100 người bị bắt làm tù binh, một số tàu bị đánh chìm.

Nhìn chung, kết quả của cuộc tiến công đã đem lại thành công cho phía Liên Xô trước một đối phương có quân số đông gấp nhiều lần; phía quân đội Quốc dân đảng bị chết khoảng 200 người, gần 100 người bị bắt làm tù binh, một số tàu bị đánh chìm.

Các khẩu đội pháo ven sông, một số sà lan, thuyền, súng cối, súng máy, hàng trăm khẩu súng trường đã rơi vào tay phía Liên Xô. Về tổn thất nhân lực, đối với Liên Xô, có 275 người bị thương và hy sinh. Kết quả chính của cuộc tấn công bất ngờ đặc biệt này của Hồng quân, đó là tiêu diệt hạm đội Trung Quốc, vốn khủng bố dọc sông Amur và là nơi đặt căn cứ của nó.

Các khẩu đội pháo ven sông, một số sà lan, thuyền, súng cối, súng máy, hàng trăm khẩu súng trường đã rơi vào tay phía Liên Xô. Về tổn thất nhân lực, đối với Liên Xô, có 275 người bị thương và hy sinh. Kết quả chính của cuộc tấn công bất ngờ đặc biệt này của Hồng quân, đó là tiêu diệt hạm đội Trung Quốc, vốn khủng bố dọc sông Amur và là nơi đặt căn cứ của nó.

Sau đó, trong cuộc xung đột trên Đường sắt Mãn Châu phía Đông Trung Quốc, các đơn vị Liên Xô đã thực hiện một số chiến dịch rất thành công chống lại Trung Quốc, trong đó có việc sử dụng xuất sắc những chiếc xe tăng T-18 do Liên Xô chế tạo.

Sau đó, trong cuộc xung đột trên Đường sắt Mãn Châu phía Đông Trung Quốc, các đơn vị Liên Xô đã thực hiện một số chiến dịch rất thành công chống lại Trung Quốc, trong đó có việc sử dụng xuất sắc những chiếc xe tăng T-18 do Liên Xô chế tạo.

Chiến dịch của Quân đội Liên Xô thành công mỹ mãn, Tướng Trương Học Lương phải thay mặt chính quyền Trung Quốc, phải trả lại tất cả các lãnh thổ đã chiếm đóng trước đó; trong khi khoảng 2 nghìn binh lính và sĩ quan thiệt mạng, và hơn 10 nghìn bị bắt sống. Tuyến đường sắt Đông Bắc Mãn Châu cũng trở lại quyền kiểm soát của Liên Xô.

Chiến dịch của Quân đội Liên Xô thành công mỹ mãn, Tướng Trương Học Lương phải thay mặt chính quyền Trung Quốc, phải trả lại tất cả các lãnh thổ đã chiếm đóng trước đó; trong khi khoảng 2 nghìn binh lính và sĩ quan thiệt mạng, và hơn 10 nghìn bị bắt sống. Tuyến đường sắt Đông Bắc Mãn Châu cũng trở lại quyền kiểm soát của Liên Xô.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cach-lien-xo-danh-chiem-can-cu-cua-trung-quoc-tai-lahasus-1627190.html