Cách NATO tìm kiếm tàu ngầm Nga ở biển Barents
Nga tuyên bố quyền thống trị của mình ở Bắc Cực, tuy nhiên NATO không chấp nhận điều này, dẫn tới một cuộc đối đầu quyết liệt trên và đặc biệt là dưới mặt biển.
Ngày nay, trước sự yếu kém tương đối của hạm đội tàu mặt nước Hải quân Nga, tàu ngầm mới là thành phần quan trọng nhất trong bộ ba hạt nhân và là lực lượng tấn công có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên biển và mặt đất của đối phương.
Để chống lại các tàu ngầm của Liên Xô thế hệ đầu tiên, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh của mình đã tạo ra cái gọi là SOSUS (Hệ thống định vị bằng âm thanh). Đây là một mạng lưới các cảm biến triển khai dưới đáy đại dương, có khả năng kết hợp với trinh sát vệ tinh nhằm phát hiện các tàu ngầm tiềm năng của đối phương.
Để đối phó, các kỹ sư Liên Xô đã tạo ra những chiếc tàu ngầm chạy êm hơn nhiều. Trên thực tế, điều này đã "làm mất đi" tiềm năng phòng thủ của SOSUS, khi một số hydrophone bị lãng quên do giảm hiệu quả, số còn lại tiếp tục hoạt động ở chế độ tự động.
Ngày nay, các nhà khoa học Mỹ đã có thể tạo ra một phương pháp tìm kiếm bằng cách sử dụng "sự chiếu sáng" thủy âm tích cực. Ăng ten kéo mở rộng linh hoạt (FPBA) phát ra sóng âm vào cột nước, được phản xạ từ các vật thể dưới nước, cho phép tìm thấy tàu ngầm.
Bằng cách này, có thể “khai sáng” những khoảng cách rất lớn trên các đại dương. Ăng ten sonar hiện đại có thể được phóng xuống nước từ tàu thủy, tàu ngầm, trực thăng và máy bay tuần tra săn ngầm.
Cuộc chạy đua vũ trang sẽ không bao giờ kết thúc, Nga chắc chắn sẽ tìm ra phương pháp để vô hiệu hóa mạng lưới quan trắc của Mỹ và Washington lại nghiên cứu hướng đi mới, tạo ra sự phát triển nói chung của khoa học công nghệ.