Cách ngồi thiền như thế nào cho đúng để luôn khỏe đẹp?
Tư thế thiền có vai trò quan trọng giúp bạn thư giãn và đạt hiệu quả trong quá trình luyện tập. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi luyện tập thiền.
1. Nguyên tắc bảy điểm giúp định vị cơ thể chính xác trong khi thiền
Nội dung
1. Nguyên tắc bảy điểm giúp định vị cơ thể chính xác trong khi thiền
2. Các tư thế thiền
3. Lưu ý khi thiền
Trong khi thiền, bạn có thể lựa chọn nhiều tư thế khác nhau, ví dụ như ngồi thiền trên ghế, thiền đứng, thiền quỳ, ngồi thiền…
Dù lựa chọn tư thế nào, điều quan trọng là bạn cần chú ý đến bảy điểm tiếp cận sau đây để định vị chính xác cơ thể của mình.
1.1 Tư thế ngồi
Với tư thế ngồi thiền, bạn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu đảm bảo không gian yên tĩnh, thoải mái. Bạn cũng có thể sử dụng khăn, đệm hoặc ghế để hỗ trợ mình cảm thấy dễ chịu nhất có thể trong khi thiền.
1.2 Cột sống
Cột sống của bạn cần phải được giữ thẳng trong khi thiền. Bạn có thể tự điều chỉnh lại tư thế của mình nếu cảm nhận lưng chưa thẳng.
Hãy nâng cơ thể để kéo dài cột sống, mở rộng ngực mỗi lần hít vào. Cảm nhận dòng năng lượng đi từ gốc cột sống ra ngoài qua đỉnh đầu. Chú ý hít thở sâu, nhẹ nhàng đồng thời vẫn giữ thẳng cột sống để giúp bạn tỉnh táo.
1.3 Bàn tay
Trong tư thế thiền, bạn có thể đặt tay lên đùi, lòng bàn tay hướng xuống để giúp bạn tập trung, thư giãn, tìm lại sự bình yên cho bản thân.
Một cách khác, bạn cũng có thể đặt hai tay vào lòng, với lòng bàn tay hướng lên trên, xếp hai tay chồng lên nhau, các ngón tay chạm nhẹ nhàng. Vị trí đặt bàn tay này được cho là có thể giúp cơ thể tạo ra nhiều nhiệt và năng lượng hơn.
1.4 Thả lỏng vai
Giữ cho vai luôn thư giãn và thoải mái bằng cách đẩy vai ra sau và hạ thấp một chút. Tư thế này đồng thời sẽ giúp bạn mở rộng ngực và giữ cho lưng khỏe mạnh hơn.
Trong quá trình thiền, bạn vẫn có thể điều chỉnh tư thế của mình sao cho giữ cột sống thẳng và kéo phần trên của vai xuống, cách xa tai.
Ngoài ra, cần chú ý đến chiều cao của vai và điều chỉnh nếu cảm giác một bên vai cao hơn bên còn lại.
1.5 Cằm
Định vị cằm giúp bạn giữ tư thế chính xác trong thiền định. Bằng cách thả lỏng cơ mặt, bạn có thể giữ cho cằm rớt nhẹ tự nhiên trong khi duy trì độ dài ở sau cổ.
Tránh tì ép cằm vào cơ thể để kéo giãn hoặc gồng cổ một cách gượng ép, việc này sẽ khiến hơi thở của bạn bị đứt đoạn và không thể hít thở sâu được.
1.6 Thư giãn quai hàm
Trước khi thiền, bạn hãy thả lỏng và thư giãn quai hàm nhằm giúp điều hòa hơi thở của bạn và làm chậm quá trình nuốt nước bọt trong khi thiền. Bạn cũng có thể ngáp hoặc há to miệng trước khi thiền để duỗi hàm và giải phóng sự căng thẳng.
1.7 Khép hờ mắt
Trong quá trình thiền, thay vì nhắm mắt, bạn nên khép hờ đôi mắt giúp bạn giữ cho khuôn mặt, mắt và mí mắt được thư giãn. Ngược lại, bạn cũng có thể mở mắt khi thiền bằng cách duy trì ánh mắt về phía sàn nhà trước bạn vài bước chân. Giữ cho khuôn mặt thư giãn, tránh nheo mặt.
Hãy lựa chọn khép hờ mắt hoặc mở mắt trước khi thiền, tránh chuyển đổi qua lại giữa nhắm và mở mắt vì việc này có thể làm gián đoạn quá trình luyện tập của bạn.
2. Các tư thế thiền
Sau đây là các tư thế thiền mà bạn có thể tham khảo:
Ngồi thiền trên ghế: Giữ thẳng lưng, chân đặt chạm đất, tạo góc 90 độ với đầu gối. Bạn có thể đặt một chiếc gối sau lưng để có tư thế thoải mái trong quá trình thiền.
Thiền đứng: Nếu cảm thấy dễ chịu hơn khi đứng thẳng, hãy thử thiền đứng. Bạn có thể đặt tay lên bụng trong quá trình luyện tập để kiểm soát hơi thở và tưởng tượng nguồn năng lượng đang di chuyển khắp cơ thể.
Thiền quỳ: Để thực hiện tư thế này, ống chân của bạn phải phẳng trên sàn với mắt cá chân ở dưới mông. Bạn có thể dùng một tấm đệm giữa mông và gót chân để được hỗ trợ nhiều hơn và đầu gối bớt căng thẳng hơn, bạn sẽ không cảm thấy đau khi ở tư thế này.
Thiền ngồi: Đây là tư thế thiền định phổ biến và được nhiều người ưa thích để thư giãn và giảm căng thẳng.
3. Lưu ý khi thiền
Để đảm bảo nhận được lợi ích tối đa từ thiền định, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lựa chọn không gian phù hợp, yên tĩnh, không bị làm phiền trong quá trình thiền
Không ép bản thân thiền quá lâu, tuy nhiên cần cam kết thiền mỗi ngày
Tập trung vào hơi thiền để giúp bạn cảm nhận và lắng nghe cơ thể
Có thể kết hợp nghe nhạc nhẹ nhàng khi thiền…