Một trong những cách tiêu tiền thông minh của người Nhật chính là không phí tiền vào nhà hàng sang trọng. Người dân xứ sở mặt trời mọc thường hạn chế việc dùng bữa ở các nhà hàng sang trọng.
Bên cạnh yếu tố văn hóa, một phần nữa là vì các nhà hàng sang trọng thường được đặt ở những khu phố đắt đỏ. Vì vậy, việc ăn uống ở các nhà hàng sang trọng thường được cân nhắc rất kỹ.
Dù đi ăn buffet người Nhật cũng chỉ ăn vừa phải, không bao giờ có thức ăn thừa. Theo thói quen đó, các nhà hàng buffet cũng bắt buộc phải cho giá rẻ để kéo khách tới ăn, nhờ vậy mà ăn buffet ở Nhật không quá tốn kém.
Không giống nhiều quốc gia khác, người Nhật không ưa chuộng sống trong các khu biệt thự. Họ nghĩ rằng, chỗ ở không đáng là bao, nếu tiết kiệm tiền xây nhà tức là họ đã tiết kiệm được một nửa chi phí trong đời rồi.
Người Nhật thích sống trong những ngôi nhà kiểu truyền thống hoặc các căn hộ chung cư để thuận tiện cho việc đi lại, làm việc và sinh hoạt.
Là quốc gia sở hữu số lượng xe sang xuất khẩu lớn trên thế giới nhưng người Nhật lại chỉ chuộng những dòng xe bình dân.
Họ ưu tiên công năng và tính tiện dụng của phương tiện lên trên hết như tiết kiệm xăng, nhỏ gọn, thân thiện với môi trường và tiện dụng.
Một nửa mục tiêu kiếm tiền của người Nhật là lo cho con cái. Tuy nhiên, họ không phí tiền của để mua sắm tài sản để dành hay làm của hồi môn cho con.
Thay vào đó, họ đầu tư cho con học tập, đặc biệt là các khóa học về chiến lược đầu tư, giúp con họ sau này thu về nhiều tài sản hơn. Nhờ vậy, không chỉ họ giàu mà con họ giàu, đời này qua đời nọ đều giàu.
Các gia đình người Nhật không phân biệt tuổi tác, giới tính, giàu nghèo... đều không thuê giúp việc. Trong một số trường hợp bất khả kháng, người Nhật mới bỏ tiền thuê người giúp việc theo giờ.
Một cách tiêu tiền khoa học nữa của người Nhật là áp dụng phương pháp quản lý tài chính Kakeibo. Hàng tháng, các bà nội trợ Nhật sau khi nhận lương, họ sẽ dành một khoản nhất định để tiết kiệm.
Phần còn lại cho chia làm 4 khoản ứng với 4 nhu cầu cơ bản: sinh hoạt (chợ búa, đi lại, y tế,…); giải trí (sách báo, xem phim,…); hưởng thụ (shopping, du lịch, ăn uống bên ngoài,…); dự phòng (dành cho các tình huống không biết trước như hiếu hỷ, tiếp khách, sửa chữa nhà cửa, xe cộ,…).
Họ phải ghi chép lại cụ thể từng khoản chi, sau đó tính toán vào mỗi cuối tháng để xem có thiếu hụt hay cần điều chỉnh hay không. Nguồn ảnh: Getty Image, Japantimes
Video: Bí quyết tiết kiệm tiền của người sống tối giản. Nguồn: VTV24
Hoàng Minh (tổng hợp)