Cách 'vực dậy' năng lượng tích cực khi gặp khó khăn
Sống tích cực có thể không dễ dàng. Tính tích cực bắt đầu suy yếu khi bạn bị tấn công bởi một chuỗi những tiêu cực, thất bại, thất vọng và đau lòng.
Mọi thử thách mà ta phải đối mặt sẽ lấy đi của ta năng lượng, khả năng chống chọi và một chút lòng tin. Một khi nguồn lực tích cực (năng lượng, sức chống chọi, lòng tin) cạn kiệt, bi quan sẽ từ từ len lỏi vào và nắm quyền kiểm soát. Tham khảo những cách dưới đây để lấy lại năng lượng tích cực khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
1. Giải lao tâm lý
Tình trạng kiệt sức là sát thủ âm thầm của tính tích cực. Hãy học cách nghỉ ngơi khi mọi thứ trở nên quá sức chịu đựng. Hãy làm việc gì đó có thể khiến tâm trí bạn tạm “nghỉ chơi” cho dù đó là khó khăn nào mà bạn đang đối mặt - cũng có thể chỉ là ngủ một giấc.
2. Cất tiếng cười
Cười chính là liều thuốc tốt nhất cho phần lớn những thứ đang làm ta phiền muộn. Tiếng cười củng cố hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng, loại bỏ nỗi đau, và bảo vệ bạn khỏi tác động phá hoại của stress. Hãy thường xuyên tìm cơ hội để cười. Xem hài kịch, dành buổi tối cho những người bạn điên rồ, những người biết cách trêu chọc bạn. Mời mọi người tới nhà vào buổi tối để cùng chơi một trò chơi.
3. Hòa mình vào thiên nhiên
Nghiên cứu cho thấy vui chơi ngoài trời giúp tăng cường sức khỏe con người. Dành thời gian cho môi trường thiên nhiên an bình đã được khoa học chứng minh giúp giảm mức độ stress, cải thiện trí nhớ và mang lại sức sống.
4. Gần gũi những người tích cực
Nghiên cứu cho rằng stress có khả năng lây lan - bạn càng tiếp xúc với stress thì suy nghĩ của bạn càng dễ bị ảnh hưởng. Stress và tiêu cực có thể lây lan thì hạnh phúc cũng y như vậy. Điều quan trọng ở đây là hành vi và cách nghĩ của chúng ta phản ánh những người chúng ta chơi cùng. Hãy lựa chọn cẩn thận người sẽ tham gia vào nhóm bạn của mình.
5. Thở sâu
Tập thở giúp thải khí độc và nạp đầy không khí trong lành cho cơ thể bạn, và quan trọng hơn là cho não của bạn. Nó giúp tâm bạn trở nên sáng suốt. Một khoảnh khắc sáng suốt vào đúng thời điểm có thể thay đổi tất cả.
6. Làm việc tốt một cách tự phát
Việc đem lại nụ cười cho người khác có tác động với bạn giống y như với họ. Nó làm bạn bớt tập trung vào bản thân cũng như những vấn đề của bạn, cho phép bạn trở thành một năng lượng tích cực trong cuộc sống của người khác. Làm điều tốt cho người khác sẽ khiến bạn cảm thấy vui. Nó cải thiện tâm trạng, sự tự tin và lòng tự trọng và góp phần làm bạn tạm thời bớt tập trung vào những khó khăn hiện tại của mình.
7. Độc thoại tích cực
Hãy tự nói chuyện với mình. Nói với chính mình rằng mọi chuyện sẽ chuyển hướng và cuối cùng cùng sẽ ổn thỏa. Nói lớn thành tiếng. Nói ra những gì bạn tin tưởng sẽ làm cho thông điệp mạnh mẽ hơn. Bạn sẽ đồng thời vừa nói vừa nghe luôn.
8. Tâm sự với một người bạn
Tìm một người bạn (hoặc vài người bạn) tích cực hoặc người thân tín để nói chuyện. Việc nói chuyện giúp bạn nghe vấn đề, thừa nhận và thảo luận về cảm xúc của mình và tiếp cận vấn đề theo cách nhìn và cách nghe khác. Bạn sẽ thấy rằng việc bàn bạc với một người hoặc kể cả một nhóm sẽ giúp bạn có được ý tưởng mới giúp giải quyết vấn đề. Điều này còn một lần nữa khẳng định với bạn rằng có người luôn giúp bạn và sự ủng hộ tình cảm sẽ tạo ra sự khác biệt. Hãy cứ nghĩ về nó như một dạng trị liệu giá rẻ.
9. Tản bộ
Các nhà khoa học đã tìm ra rằng đi bộ là một trong những cách tốt nhất để xua tan nỗi buồn. Đi bộ nhanh làm bạn thư thái bằng cách kích thích những tế bào thần kinh trong não có khả năng làm dịu các giác quan.
10. Tập thể dục nặng
Ra mồ hôi không chỉ tốt cho tim - mà còn tốt cho não. Nghiên cứu về lo âu, trầm cảm và tập thể thao cho thấy rằng lợi ích về tâm lý và thể chất của việc luyện tập giúp giảm lo âu và cải thiện tâm trạng. Khi bạn tham gia hoạt động thể lực mạnh, các chất giúp bạn cảm thấy thoải mái trong não được tiết ra giúp xoa dịu cảm giác tiêu cực, bớt tập trung vào những vấn đề của mình, và làm bạn thư giãn về thể chất.
11. Ngủ
Nghỉ ngơi đúng cách là một phần quan trọng để duy trì thái độ tích cực. Nghiên cứu cho thấy rằng kể cả thiếu ngủ một phần cũng có ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái tinh thần của bạn. Những nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania phát hiện ra rằng người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm trong một tuần sẽ cảm thấy căng thẳng, giận dữ, buồn và mệt mỏi về mặt tinh thần hơn một cách rõ rệt. Việc duy trì tư tưởng tích cực dưới điều kiện đó là rất khó. Hãy ngủ đủ!
12. Ghi chép
Ghi chép lại là cách tốt để xử lý những cảm xúc vượt quá sức chịu đựng. Nó mang lại cách giải tỏa lành mạnh giúp bạn thể hiện bản thân và kiểm soát cảm xúc và sức khỏe tâm lý nói chung. Duy trì việc ghi chép có thể giúp bạn tìm ra và theo dõi nguyên nhân của những suy nghĩ tiêu cực, và lên kế hoạch giảm nhẹ vấn đề.
13. Đừng đắm chìm trong tiêu cực
Tránh nghĩ quá nhiều về những chuyện tiêu cực, chúng sẽ làm tình trạng của bạn tệ hơn. Tập trung vào những thứ tiêu cực không chỉ gây khó chịu, mà còn khiến bạn kém hiệu quả trong xử lý công việc. Tiêu cực lại sinh ra thêm tiêu cực. Những chuyện tồi tệ vẫn thường xảy ra – chỉ cần đừng nghĩ nhiều về những chuyện khó chịu đó.
Tự rèn luyện bản thân rút ra bài học hoặc tìm ra điểm sáng không chỉ bớt đi gánh nặng, mà còn dần thay đổi toàn bộ quá trình suy nghĩ của bạn.
14. Nghỉ học/làm
Thỉnh thoảng việc thoát khỏi công việc vất vả hàng ngày khá là vui, tự do và cần thiết. Hãy tìm xem điều gì làm bạn thấy có sức sống và vui vẻ, và hãy làm những việc đó.
15. Tận hưởng cuộc sống
Tự thưởng cho mình với những khoảng thời gian dành cho bản thân và tự ăn mừng việc mình là ai rất quan trọng trong việc duy trì cách nhìn tích cực. Tìm những cách nho nhỏ, ý nghĩa và lành mạnh để thỉnh thoảng được tự hưởng thụ.
16. Sống chính niệm (sống trọn từng khoảnh khắc)
Lo lắng và chìm đắm vào những suy nghĩ căng thẳng là ‘sát thủ’ giết chết sự lạc quan. Sống tỉnh thức bao gồm quyết định có trách nhiệm sẽ sống trọn từng khoảnh khắc. Khi dành toàn bộ sự chú ý, năng lượng và nguồn lực vào hiện tại thì bạn sẽ không có chỗ cho ý nghĩ tiêu cực hay sự lo lắng. Hãy dành thời gian nuôi dưỡng tâm hồn và giữ cho kết nối tâm - thân - tinh thần chặt chẽ bằng cách tham gia vào các hoạt động nâng cao tinh thần và giúp tĩnh tâm như thiền, cầu nguyện, đọc kinh sách...