Cấm ô tô lưu thông dưới gầm cầu Rạch Chiếc, nhưng lái xe vẫn vô tư chạy

Việc điều chỉnh giao thông trên đường song hành Xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức đã được Sở GTVT thông báo nhiều ngày liền, song người dân vẫn bức xúc và cho rằng chủ đầu tư đang 'tận thu'.

Bắt đầu từ 29-5, lộ trình giao thông đường song hành Xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức) chính thức được điều chỉnh. Theo đó, lối rẽ dưới chân cầu Rạch Chiếc đã bị rào chắn không cho ô tô lưu thông.

Do đó, người dân sống gần trạm thu phí BOT Xa lộ Hà Nội muốn đi vào trung tâm TP buộc phải đi theo đường song hành Xa lộ Hà Nội và qua trạm thu phí mới lên được cầu Rạch Chiếc.

Các phương tiện đi từ dạ cầu Rạch Chiếc lên cầu.

Các phương tiện đi từ dạ cầu Rạch Chiếc lên cầu.

Nhiều người dân bỡ ngỡ với lộ trình giao thông mới

Theo ghi nhận của PV, ở khu vực này trước đây khi chưa điều chỉnh giao thông, nhiều phương tiện đã cố tình đi theo lộ trình dưới dạ cầu Rạch Chiếc để "né" trạm BOT Xa lộ Hà Nội. Do vậy, vào cao điểm sáng và chiều khu vực này thường xuyên xảy ra kẹt xe.

Chị H, một người bán nước dưới dạ cầu Rạch Chiếc cho biết, khi chưa cấm xe ô tô đi dưới dạ cầu thì mỗi giờ có hàng trăm chiếc xe xếp hàng lên cầu, gây mất an toàn giao thông. Từ ngày điều chỉnh lộ trình giao thông, lượng phương tiện giảm hẳn. Tuy nhiên, số lượng phương tiện cố tình đi vào đường cấm vẫn còn khá nhiều.

Ghi nhận của PV sáng 30-5, nhiều người dân bỡ ngỡ với lộ trình giao thông khu vực cầu Rạch Chiếc nên đã phải quay đầu ngay dưới dạ cầu để di chuyển về đường song hành Xa lộ Hà Nội. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều tài xế cố tình đi ngược chiều để lên cầu Rạch Chiếc thay vì đi qua BOT Xa lộ Hà Nội.

Ngoài ra, ở hướng từ trung tâm TP về TP Thủ Đức, nhiều phương tiện cũng rẽ phải để đi xuống dạ cầu Rạch Chiếc.

Các phương tiện nối đuôi nhau hướng về cầu Rạch Chiếc. Ảnh: ĐT.

Các phương tiện nối đuôi nhau hướng về cầu Rạch Chiếc. Ảnh: ĐT.

Khu vực này thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm.

Khu vực này thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm.

Từ 29-5, các phương tiện qua cầu Rạch Chiếc lưu thông theo đường song hành rẽ trái ra đường song hành Xa lộ Hà Nội. Ảnh: ĐT.

Từ 29-5, các phương tiện qua cầu Rạch Chiếc lưu thông theo đường song hành rẽ trái ra đường song hành Xa lộ Hà Nội. Ảnh: ĐT.

Ô tô bất chấp biển cấm, vẫn lưu thông dưới dạ cầu để di chuyển lên cầu Rạch Chiếc. Ảnh: ĐT.

Ô tô bất chấp biển cấm, vẫn lưu thông dưới dạ cầu để di chuyển lên cầu Rạch Chiếc. Ảnh: ĐT.

Nhiều lái xe khi biết đường cấm đã quay đầu xe. Ảnh: ĐT.

Nhiều lái xe khi biết đường cấm đã quay đầu xe. Ảnh: ĐT.

Ô tô quay đầu xe khi đường về hướng dạ cầu Rạch Chiếc đã được quây lại. Ảnh: ĐT.

Ô tô quay đầu xe khi đường về hướng dạ cầu Rạch Chiếc đã được quây lại. Ảnh: ĐT.

Một số phương tiện cố tình đi ngược chiều để di chuyển xuống dạ cầu Rạch Chiếc. Ảnh: ĐT.

Một số phương tiện cố tình đi ngược chiều để di chuyển xuống dạ cầu Rạch Chiếc. Ảnh: ĐT.

Ô tô di chuyển về hướng dạ cầu Rạch Chiếc. Ảnh: ĐT.

Ô tô di chuyển về hướng dạ cầu Rạch Chiếc. Ảnh: ĐT.

Đoạn đường phía dưới dạ cầu Rạch Chiếc đã rào chắn lại để phục vụ thi công. Ảnh: ĐT.

Đoạn đường phía dưới dạ cầu Rạch Chiếc đã rào chắn lại để phục vụ thi công. Ảnh: ĐT.

Việc cấm đường trên đã khiến nhiều người dân trong khu vực và cư dân chung cư Him Lam Phú An (gần BOT Xa lộ Hà Nội) bức xúc vì không thể lưu thông qua đường dẫn để lên cầu Rạch Chiếc như trước.

Thay vào đó, người dân buộc phải đi đường vòng và phải qua trạm thu phí BOT Xa lộ Hà Nội mới lên được cầu. Như vậy, những hộ dân sử dụng xe ô tô sẽ phải chi trả thêm phí dịch vụ hàng tháng để di chuyển vào trung tâm TP.

Liệu có "tận thu"?

Trước thực trạng trên, PV đã đặt câu hỏi có phải BOT Xa lộ Hà Nội đang "tận thu"?.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Giám đốc điều hành dự án BOT Xa lộ Hà Nội, khẳng định: "Tôi khẳng định việc điều chỉnh giao thông này không phải tận thu phí, các phương tiện đi qua trạm thu phí mới thu.

Tôi dẫn chứng như sau, có rất nhiều phương tiện lưu thông trên tuyến xa lộ Hà Nội di chuyển từ trung tâm TP đi qua cầu Rạch Chiếc thì các phương tiện tránh trạm thu phí đi vào đường Nam Hòa, khu dân cư Bắc Rạch Chiếc thì công ty vẫn chưa thu. Hoặc các phương tiện lưu thông ở phía ngoài TP Thủ Đức qua tuyến đường hiện nay, công ty vẫn chưa thu. Nghĩa là phương tiện nào di chuyển qua trạm BOT hiện hữu thì đơn vị mới thu phí.

Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Giám đốc điều hành dự án BOT Xa lộ Hà Nội trao đổi với PV PLO. Ảnh: ĐT.

Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Giám đốc điều hành dự án BOT Xa lộ Hà Nội trao đổi với PV PLO. Ảnh: ĐT.

Hiện nay, đơn vị đang triển khai thi công đường song hành phía bên phải theo yêu cầu của Sở GTVT TP.HCM và UBND TP Thủ Đức để đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn chỉnh toàn bộ tuyến đường song hành phải từ cầu Rạch Chiếc đến ngã tư RMK. Đơn vị đang phối hợp với TP Thủ Đức để có mặt bằng đến đâu thì triển khai thi công đến đó.

Ngoài ra, hành lang cây xanh sắp tới cũng sẽ trả lại cho TP để trồng cây xanh dọc tuyến xa lộ Hà Nội.

Khi đơn vị triển khai thi công bó lề vỉa hè thì công ty đã đóng đường tạm dưới dạ cầu Rạch Chiếc. Công ty cũng đã điều chỉnh tổ chức giao thông qua đường song hành trái từ cầu Rạch Chiếc đến đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức. Đường song hành trái này đã được thi công hoàn thành, nghiệm thu và được Sở GTVT TP.HCM cho phép đi vào khai thác phục vụ người dân lưu thông".

Do đó, đến nay người dân lưu thông cũng thuận tiện hơn. Đồng thời, công ty cũng cũng có nhân viên điều phối để hỗ trợ người dân, điều chỉnh lộ trình giao thông khi có thay đổi.

Ông Nam khẳng định công ty không tận thu phí, thậm chí trong quyết định cho phép thu phí của UBND TP.HCM cũng có chính sách miễn, giảm phí cho các hộ dân có xe ô tô không kinh doanh trên mặt tiền đường song Hành Xa lộ Hà Nội.

Ông Lưu Phương Trúc, ngụ trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP Thủ Đức cho biết khá bất ngờ khi đã cấm đường dưới dạ cầu. "Lâu nay, chúng tôi không sử dụng đường Xa lộ Hà Nội, nay chặn đường mất nhiều thời gian, kẹt xe hơn và tốn thêm chi phí dịch vụ" - ông Trúc nói. Ảnh: ĐT.

Ông Lưu Phương Trúc, ngụ trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP Thủ Đức cho biết khá bất ngờ khi đã cấm đường dưới dạ cầu. "Lâu nay, chúng tôi không sử dụng đường Xa lộ Hà Nội, nay chặn đường mất nhiều thời gian, kẹt xe hơn và tốn thêm chi phí dịch vụ" - ông Trúc nói. Ảnh: ĐT.

ĐÀO TRANG

Nguồn PLO: https://plo.vn/cam-o-to-luu-thong-duoi-gam-cau-rach-chiec-nhung-lai-xe-van-vo-tu-chay-post682312.html