Cận cảnh 2 bệnh viện bỏ hoang mà Tổng Bí thư điểm danh là điển hình của lãng phí

Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) là hai trong số những dự án điển hình về lãng phí được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chỉ đạo rà soát, xử lý thời gian tới.

Kết luận tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chiều 30-10, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo rà soát, xử lý nghiêm các vụ việc lãng phí lớn, dư luận xã hội quan tâm, theo đúng tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. Qua đó xác định rõ trách nhiệm, xử lý các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tổng Bí thư yêu cầu dứt khoát phải có địa chỉ chịu trách nhiệm, vì đây là tài sản của Nhà nước, là tiền của Nhân dân. Trước mắt cần rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn, trong đó có các dự án bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và bệnh viện Việt Đức cơ sở 2…

Theo tìm hiểu của PLO, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đều được Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 12-2014, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách nhà nước là 4.500 tỉ đồng/bệnh viện).

Sau bốn năm xây dựng, đến tháng 10-2018, khu khám bệnh của hai bệnh viện này được khánh thành. Tuy nhiên, chỉ có khu khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai cơ sở II được đưa vào sử dụng từ tháng 3-2019 đến tháng 3-2020, sau đó thông báo tạm thời dừng hoạt động. Còn Bệnh viện Việt Đức cơ sở II chỉ tạm dừng ở cắt băng khánh thành, chưa từng tiếp nhận bệnh nhân.

Từ đó, cho đến nay cả hai bệnh viện này đều bỏ hoang, cơ sở vật chất bị xuống cấp trầm trọng… và là điển hình cho những công trình đầu tư bằng vốn nhà nước nhưng bỏ hoang không sử dụng.

Trước thực trạng trên, sau kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Hà Nam tiếp tục kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương đưa hai bệnh viện này đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân tỉnh Hà Nam nói riêng, và các địa phương trong khu vực nói chung.

Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết để sớm hoàn thành các hạng mục, đưa cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vào hoạt động, ngày 21-2-2023, Thủ tướng đã có Quyết định 140 thành lập Tổ công tác rà soát khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư dự án.

Sau đó, Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều cuộc họp để thảo luận và hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, trình Chính phủ, nêu rõ các khó khăn, vướng mắc và phương án khắc phục trong việc thực hiện dự án xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ngày 13-9-2023, Thường trực Chính phủ đã tổ chức họp nghe báo cáo của Bộ Y tế về tiến độ và các phương án triển khai.

Đến nay, Tổ công tác, Bộ Y tế đã rà soát, đánh giá toàn diện các vấn đề pháp lý và kỹ thuật liên quan đến dự án, những khó khăn vướng mắc, tồn tại của việc triển khai thực hiện dự án, làm việc với các nhà thầu và đưa ra phương án xử lý, báo cáo Lãnh đạo Chính phủ để có hướng giải quyết những vướng mắc và tiếp tục triển khai dự án đúng tiến độ.

“Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan nghiên cứu phương án trình Chính phủ từng bước giải quyết các vấn đề nhằm đưa Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam đi vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân” - Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ.

 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) với quy mô 1.000 giường bệnh xây dựng năm 2014, hoàn thiện năm 2018 và bỏ hoang từ đó đến nay. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) với quy mô 1.000 giường bệnh xây dựng năm 2014, hoàn thiện năm 2018 và bỏ hoang từ đó đến nay. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 2 có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỉ đồng (trong đó vốn ngân sách là 4.500 tỉ) nhưng bỏ hoang nhiều năm nay, cơ sở vật chất xuống cấp. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 2 có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỉ đồng (trong đó vốn ngân sách là 4.500 tỉ) nhưng bỏ hoang nhiều năm nay, cơ sở vật chất xuống cấp. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Mặt sau của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 2 rêu phong phủ đầy tường, cỏ hoang mọc đầy sân. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Mặt sau của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 2 rêu phong phủ đầy tường, cỏ hoang mọc đầy sân. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Một téc nước trên nóc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 2 bị gỉ sét, hư hại do nhiều năm phơi mưa, nắng, không được sử dụng. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Một téc nước trên nóc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 2 bị gỉ sét, hư hại do nhiều năm phơi mưa, nắng, không được sử dụng. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Dự án Bệnh viện Việt Đức được Bộ Y tế phê duyệt vào ngày 1-12-2014 với tổng mức đầu tư 4.968 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách nhà nước là 4.500 tỉ đồng), có quy mô 1.000 giường bệnh, tổng 117.714 m2 sàn. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Dự án Bệnh viện Việt Đức được Bộ Y tế phê duyệt vào ngày 1-12-2014 với tổng mức đầu tư 4.968 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách nhà nước là 4.500 tỉ đồng), có quy mô 1.000 giường bệnh, tổng 117.714 m2 sàn. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 bỏ hoang nhiều năm nay, khoảng sân trước cổng bệnh viện trở thành sân đánh cầu lông của người dân trong khu vực.

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 bỏ hoang nhiều năm nay, khoảng sân trước cổng bệnh viện trở thành sân đánh cầu lông của người dân trong khu vực.

 Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 nhìn từ trên cao, bệnh viện được khởi công năm 2014, khánh thành năm 2018 và bỏ hoang từ đó đến nay. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 nhìn từ trên cao, bệnh viện được khởi công năm 2014, khánh thành năm 2018 và bỏ hoang từ đó đến nay. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 quy mô 1.000 giường bệnh với kỳ vọng sẽ giảm tải cho cơ sở chính tại Hà Nội nhưng sau khi khánh thành vào năm 2018 đã bỏ hoang nhiều năm, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 quy mô 1.000 giường bệnh với kỳ vọng sẽ giảm tải cho cơ sở chính tại Hà Nội nhưng sau khi khánh thành vào năm 2018 đã bỏ hoang nhiều năm, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Dự án bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 được Bộ Y tế phê duyệt vào ngày 1-12-2014 với tổng mức đầu tư là 4.990 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 4.500 tỉ đồng), có quy mô 1.000 giường bệnh, tổng 118.941 m2 sàn. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Dự án bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 được Bộ Y tế phê duyệt vào ngày 1-12-2014 với tổng mức đầu tư là 4.990 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 4.500 tỉ đồng), có quy mô 1.000 giường bệnh, tổng 118.941 m2 sàn. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Một góc bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, cỏ mọc um tùm, cơ sở vật chất đã đầu tư xập xệ. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Một góc bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, cỏ mọc um tùm, cơ sở vật chất đã đầu tư xập xệ. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Cổng kiểm soát phương tiện giao thông ra vào của bệnh viện Bạch Mai cơ sở hai phơi mưa nắng, xuống cấp trầm trọng. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Cổng kiểm soát phương tiện giao thông ra vào của bệnh viện Bạch Mai cơ sở hai phơi mưa nắng, xuống cấp trầm trọng. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Hai dãy nhà bên hông bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 cây cỏ mọc đầy tường, sân do bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Hai dãy nhà bên hông bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 cây cỏ mọc đầy tường, sân do bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: TRỌNG PHÚ

 Nhiều phòng điều trị của bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 hoàn thành từ năm 2018 nhưng cho đến nay vẫn chưa một lần đón bệnh nhân về điều trị, trong khi cơ sở chính tại Hà Nội của bệnh viện này thường xuyên quá tải. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Nhiều phòng điều trị của bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 hoàn thành từ năm 2018 nhưng cho đến nay vẫn chưa một lần đón bệnh nhân về điều trị, trong khi cơ sở chính tại Hà Nội của bệnh viện này thường xuyên quá tải. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Trọng Phú

Nguồn PLO: https://plo.vn/can-canh-2-benh-vien-bo-hoang-ma-tong-bi-thu-diem-danh-la-dien-hinh-cua-lang-phi-post818143.html